Danh mục

Lịch Sử Trung Quốc phầnII Chương 2

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.56 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử Trung QuốcChương IITHỜI TAN RÃ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẾ QUỐCTổng Quan Trong bốn thế kỉ, nhà Hán đã dựng được đế quốc rất rộng và tạo được một nền văn minh rực rỡ. Trong lịch sử hễ mẫu quốc không đồng hóa nổi thuộc quốc thì đế quốc đó không vững, thế nào cũng có lúc suy sẽ tan rã. Người Hán thời đó không đủ sức, hoặc không đủ thời gian để đồng hóa các rợ Hung Nô họ chinh phục được. Sự tan rã xảy ra ngay cuối đời Hán, kéo dài trên ba thế kỉ rưỡi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Trung Quốc phầnII Chương 2 Sử Trung Quốc Chương II THỜI TAN RÃ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẾ QUỐCTổng QuanTrong bốn thế kỉ, nhà Hán đã dựng được đế quốc rất rộng và tạo được một nền vănminh rực rỡ. Trong lịch sử hễ mẫu quốc không đồng hóa nổi thuộc quốc thì đế quốcđó không vững, thế nào cũng có lúc suy sẽ tan rã. Người Hán thời đó không đủ sức,hoặc không đủ thời gian để đồng hóa các rợ Hung Nô họ chinh phục được. Sự tanrã xảy ra ngay cuối đời Hán, kéo dài trên ba thế kỉ rưỡi, qua các thời Tam Quốc vàLục Triều (cũng gọi là Nam Bắc Triều). Mới đầu do nổi loạn đế quốc vỡ làm bamảnh (Tam Quốc), Tây Tấn gắn lại được trong thời gian ngắn (27 năm), rồi lại vỡnữa, thành hai phần: Nam, Bắc, mỗi phần gồm từ 6 (miền Nam) đến 16 (miền Bắc)triều đại, có thể nói là 16 nước. Ở Bắc, đại đa số triều đại là của các rợ du mục:Ngũ Hồ (Hung Nô, Yết cũng đọc là Kiết, thuộc chủng loại Mông Cổ) Tiên Ti, Chivà Khương thuộc chủng loại Tây Tạng.Khác với đế quốc Hi Lạp, La Mã ở châu Âu, đế quốc Trung Hoa không tan vỡ luônmà năm 580, thống nhất lại được dưới đời Tùy, tiếp theo lả đời Đường.Trong ba thế kỉ rưỡi tan rã đó, phương Bắc chịu sự đô hộ của các rợ; họ đem tổchức phong kiến đặc biệt của họ, tinh thần thượng võ của họ, đạo Phật của Ấn Độvào Trung Quốc, và học được của Trung Hoa văn tự, phong tục, y phục, tổ chứctriều đình... Tóm lại là Hán, Hồ bắt đầu dung hợp với nhau.Phương Nam giữ tổ chức xã hội của mình: giai cấp lãnh đạo không còn là phong 1kiến nữa mà gồm địa chủ và kẻ sĩ; họ mở mang bờ cõi về phía Nam, lập nhiều đồnđiền rất lớn, có tính cách thực dân; và thương mãi của họ cũng phát triển, giai cấpthương nhân được trọng.A. TAM QUỐC (213-280)Chương trên, chúng ta đã biết Tào Tháo, thừa tướng của Hiến đế, tự lập làm Ngụyvương (năm 216) là đã có ý chiếm ngôi nhà Hán rồi. Bốn năm sau Tháo chết, conlà Tào Phi tiếm ngôi, ép Hiến đế giao ấn cho mình, rồi lên ngôi, tức Ngụy Văn đế.Cảnh quần hùng cát cứ đã có từ khi giặc Hoàng Cân bị dẹp và Tào Tháo lộngquyền ở phương Bắc, Tôn Quyền ở Đông, Lưu Bị ở Tây chống lại, chia TrungQuốc làm ba khu vực. Năm 213, Tháo muốn diệt Tôn Quyền, đem quân tấn công,nhưng Tôn Quyền và Lưu Bị liên hợp với nhau kháng cự, thắng Tháo một trận lớnở Xích Bích (miền Hồ Bắc ngày nay) bằng chiến thuật hỏa công.Tới khi Tào Phi xưng đế, Bị (dòng dõi nhà Hán, nhưng nghèo, sinh nhai bằng nghềlàm dép cỏ, tự cho mình trách nhiệm lập lại nhà Hán) cũng xưng đế, rồi ít năm sauQuyền cũng xưng đế, và Trung Quốc chia làm ba nước: Ngụy ở Bắc, kinh đô làLạc Dương, Ngô ở Đông Nam, kinh đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay), ThụcHán ở Tây, kinh đô ở Thành Đô (Tứ Xuyên ngày nay).Chúng ta không biết được dân số Trung Hoa năm 220, chỉ biết rằng theo Eberhard(sách đã dẫn) thì năm 140, dân số của miền thuộc về Ngụy vào khoảng 29 triệu;thuộc về Ngô khoảng 12 triệu; thuộc về Thục Hán vào khoảng 7-8 triệu (không kểnhững bộ lạc mà Trung Hoa chưa thu thuế, kiểm soát được). Dân Hung Nô ít lắm,chỉ độ 3 triệu gồm 19 bộ lạc.Về phương diện kinh tế, phương Bắc vừa trồng trọt vừa chăn nuôi vì có dân dumục ở Trung Á xâm nhập; ở phương Nam trồng lúa mùa (riz) như nước ta, đất rộngmà phì nhiêu; ở phía Tây có miền Thành Đô là nhiều ruộng, còn thì là rừng núi. 2Tình thế của Thục HánĐịa thế hẻo lánh, dễ giữ mà khó đem binh tấn công nước ngoài. Thương mãi kháthịnh vì có những đường cho các đoàn thương nhân từ Vân Nam lên, từ Tây Tạngqua.Lưu Bị là một ông vua tầm thường nhưng biết trọng người hiền nên được Gia[1]Cát Lượng (Khổng Minh) giúp sức. Lượng giỏi bày mưu, cầm quân, và rất trungthành, nhưng có lẽ vì ông có đức nhân, nể lời Lưu Bị, bỏ lỡ cơ hội, có khi phải thiệthại.Ông biết rõ số dân và số lính của Thục ít quá, không thể nào tranh hùng với Ngụyđược, nên ông tích cực thu dụng nhân tài, khuyến nông, sửa sang võ bị, đặc biệt làcủng cố hậu phương, vừa mở mang đất đai, vừa thu phục nhân tâm (như khi chiếnthắng một thủ lĩnh bộ lạc là Mạnh Hoạch, ông bắt sống được Hoạch 7 lần, lại thả 7lần, khiến Hoạch phải phục ông vả trung với ông). Nhở chính sách đó, số dân củaThục tăng lên, số lính và thuế cũng tăng theo.Ông chủ trương liên kết với Đông Ngô thành cái thế chân vạc mà Ngụy tuy mạnhnhất, không chiếm hết được Trung Quốc. Nhưng vì một lầm lỗi của Quan Vũ, (emkết nghĩa của Lưu Bị) và sự nóng nảy phục cừu của Lưu Bị mà Thục mất đất KinhChâu, mất tình hòa hảo với Ngô. Từ đó thế chân vạc lung lay. Ngụy đánh Thục thìNgô không cứu, ngược lại cũng vậy.Lưu Bị chết, con là A Đẩu nối ngôi, tối tăm, nhu nhược; Lượng mấy lần đem quânđánh Ngụy, đều không thành công. Khi Lượng chết, Thục không còn người nào tàigiỏi, tướng Ngụy là Tư Mã Chiêu tấn công Thục, diệt được (263). Thục bị diệt rồithì số phận của Ngô cũng gần tàn.NgôTình thế của Ngô còn bất lợi hơn cả Thục. Ngô cũng như Thục đều là ng ...

Tài liệu được xem nhiều: