Danh mục

Lịch Sử Việt Nam: Bạch Thái Bưởi

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở nước ta, lịch sử đã ghi lại sự phát triển rất sớm của các ngành nghề thủ công nghiệp, tuy nhiên đó chỉ là những ngành nghề thủ công quy mô nhỏ mà người quản lý thường là chủ gia đình. Đến thời kỳ Pháp thuộc, công nghiệp đã có bước phát triển. Tuy phần lớn DN nằm trong tay chủ tư bản Pháp, nhưng cũng đã xuất hiện những doanh nhân người Việt thành đạt, có ý thức dân tộc, tiêu biểu là Bạch Thái Bưởi. Trong hàng “tứ đại gia” giàu có nhất nước vào những năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Việt Nam: Bạch Thái Bưởi Bạch Thái Bưởi (Giáp tuất 1874 – Nhâm thân 1932) Bạch Thái Bưởi: Cậu ký đường thủyỞ nước ta, lịch sử đã ghi lại sự phát triển rất sớm của các ngành nghề thủ công nghiệp,tuy nhiên đó chỉ là những ngành nghề thủ công quy mô nhỏ mà người quản lý thường làchủ gia đình. Đến thời kỳ Pháp thuộc, công nghiệp đã có bước phát triển. Tuy phần lớnDN nằm trong tay chủ tư bản Pháp, nhưng cũng đã xuất hiện những doanh nhân ngườiViệt thành đạt, có ý thức dân tộc, tiêu biểu là Bạch Thái Bưởi. Trong hàng “tứ đại gia”giàu có nhất nước vào những năm đầu của thế kỷ XX (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường,tứ Bưởi), Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đấtViệt. “Ông vua đường thủy” này - như người ta xưng tụng - đã khởi nghiệp từ hai bàn taytrắng.Cậu ký lập nghiệpBạch Thái Bưởi sinh năm 1874, trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ tại làng AnPhúc, tỉnh Hà Đông. Cha ông mất sớm, nên ông phải giúp mẹ sinh sống bằng nghề bánhàng rong. Lúc ấy có một nhà phú hào họ Bạch thấy ông thông minh, lanh lợi, nên nhậnlàm con nuôi và đổi lại họ Bạch. Nhờ đó, ông có cơ hội ăn học. Bạch Thái Bưởi được đihọc chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Rồi ông xin làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho mộthãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầucông chánh. Chính ở những nơi này, cậu ký Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sảnxuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc.Vào làm công cho người Pháp, với vốn liếng tiếng Pháp khá thông thạo nên năm 21 tuổi,Bạch Thái Bưởi được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu sản phẩm gianhàng tại hội chợ Bordeaux (Pháp) năm 1895. Qua chuyến đi n ày, ông được mở rộng tầmmắt, hiểu biết về kỹ thuật văn minh phương Tây cũng như nghệ thuật kinh doanh làmgiàu. Là một thanh niên không chịu an phận, đây là cơ hội ngàn vàng tạo niềm phấn kích,khiến ông quyết tâm đi vào con đường kinh doanh. Vì vậy khi về nước, ông liền xin thôiviệc và bắt tay xây dựng cơ nghiệp riêng.Nhà quản lý chợ tiền bốiKhi người Pháp xúc tiến việc mở đường sắt nối liền Bắc-Nam, nhận thấy nhu cầu tà-vẹtgỗ rất lớn, Bạch Thái Bưởi dốc hết vốn liếng dành dụm bấy lâu hùn với một người Phápvào việc lãnh thầu cung cấp tà-vẹt cho công trình này. Suốt 3 năm ròng, ông lùng khắprừng sâu, lũng thấp tìm cho được gỗ thật bền, thật tốt để đáp ứng yêu cầu, gây uy tín vớingười Pháp. Sau vụ làm ăn này, ông được số tiền lời trên mấy vạn.Sau đó, ông xin phép mở dịch vụ cầm đồ ở Nam Định. Xưa nay, cầm đồ là lĩnh vực màngười Tàu độc quyền thao túng. Để cạnh tranh với họ, ông phải đem tất cả t ài tổ chức,kinh nghiệm ra đối phó. Nhân viên toàn người Việt, lại ăn nói, cư xử nhã nhặn, tiền chịulời phải chăng, cho nên dù bị nhà cầm quyền làm khó dễ đủ điều, thương khách ngườiHoa chờ ông vỡ nợ…, nhưng khách hàng của ông vẫn ngày một đông.Thừa thắng, ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906-1913), ở Nam Định (1906-1909), ở Thanh Hóa (1907-1909). Ngành in ấn vốn là nghề hoàn toàn mới lạ đối với ông,nhưng khi thấy xã hội có nhu cầu, ông vẫn bỏ tiền ra mở “Công ty in và Xuất bản BạchThái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán), xuất bản tờ “Khai hóa nhật báo” nhằm cổ độngphong trào thực nghiệp ở nước ta.Vua sông nước Bạch TháiNăm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những năm qua, Bạch Thái Bưởiquyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Chính từ đây, ôngvươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sông biển Đông Dương”và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó.Đầu tiên, Bạch Thái Bưởi thuê lại ba chiếc tàu Phi Phụng, PhiLong, Khoái Tử Long của một người Pháp là R.Marty vừa hết hạnhợp đồng với nhà nước. Ba chiếc tàu của ông chạy hai tuyến NamĐịnh-Hà Nội và Nam Định-Bến Thủy. Ngày nay ở QuảngVào nghề sông nước, ông phải đương đầu với các đối thủ người Ninh có một cảngPháp, Hoa có thế lực mạnh, lại giàu kinh nghiệm hơn nhiều lần. biển mang tên ông.Đặc biệt là việc ông cạnh tranh quyết liệt với người Hoa. Giới Hoathương lúc đầu rất ngạc nhiên khi thấy một người Việt dám lao vào vùng “cấm địa” củahọ. Về sau, họ mới lo sợ, kết hợp với nhau để loại trừ ông. Cuộc tranh đua rất căng thẳng:ông hạ một giá, họ hạ hai giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt. Giátàu từ Nam Định lên Hà Nội: trước là 40 xu, nay còn 5 xu… So với các thương gia ngườiHoa, tình thế của ông thật nguy ngập, mướn ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, màmỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.Chính lúc cực kỳ nguy ngập đó, Bạch Thái Bưởi đã sử dụng thế mạnh tinh thần: Vậtchất khó đương đầu thì dùng đòn tâm lý. Ông vận động, kêu gọi mọi người ủng hộ côngcuộc kinh doanh của ...

Tài liệu được xem nhiều: