Danh mục

Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 2

Số trang: 257      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.86 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: ngoại giao Việt Nam từ 1945 đến nay; giáo dục cách mạng ở vùng căn cứ địa Thủ Dầu Một - Bình Dương 1945-1975; văn hóa tộc người ở Việt Nam; đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo của cư dân Nam bộ; các dân tộc ít người bản địa ở Đông Nam bộ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 2 NGOAÏI GIAO VIEÄT NAM TÖØ 1945 ÑEÁN NAY Traàn Nam Tieán(*) Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 15 bộ, trong đó có Bộ Ngoại giao do Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng. Từ đó, ngày 28/8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam là một mặt trận quan trọng phối hợp nhịp nhàng với mặc trận quân sự và chính trị nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả nhất của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Với sự phối hợp nhịp nhàng, mặt trận ngoại giao không những đã hỗ trợ đắc lực cho mặt trận quân sự và chính trị mà còn tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi để đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên, giành nhiều thắng lợi quan trọng. Trong suốt quá trình đó, ngoại giao Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, thông qua đấu tranh để tự hoàn thiện và trưởng thành, tạo nên một nền ngoại giao riêng, đầy bản sắc của Việt Nam, vừa kế thừa truyền thống dân tộc, vừa hấp thu tinh hoa của ngoại giao thế giới. 1. NGOẠI GIAO VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 1.1. Thời kỳ 1945 – 1946 Sau ngày Độc lập (2/9/1945), nước Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, đây là thời kỳ hết sức khó khăn, phức tạp, có lúc vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Sau khi ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được nước nào công ( ) * Phó giáo sư ‒ Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 227 nhận, chưa có đồng minh; kinh tế đất nước những năm đầu hầu như không có gì; lực lượng quân sự mới được xây dựng phải đối phó cùng lúc với mấy chục vạn quân nước ngoài bao gồm cả Pháp, Anh, Tưởng (Trung Hoa Dân quốc) đang lăm le tiêu diệt chính quyền cách mạng còn non trẻ. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp dưới sự bảo trợ của quân Anh đã chính thức nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh thành ở Nam Bộ nhằm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong bối cảnh đó, ngoại giao được xem là một công tác hết sức trọng yếu, là vũ khí của cách mạng để chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua cơn thử thách. Ngày 3/10/1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời đã ra thông cáo về chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập “hoàn toàn và vĩnh viễn” của Việt Nam, hợp tác thân thiện với các nước đồng minh và các dân tộc láng giềng1. Nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho ngoại giao lúc bấy giờ là: Khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để ta có thể tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu và lâu dài; Có sách lược đấu tranh với kẻ thù chủ yếu để tranh thủ thời gian, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài; Từng bước tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè, tìm kiếm đồng minh, nhằm thoát dần thế bị bao vây, cô lập, tiến tới tranh thủ sự công nhận của thế giới đối với Nhà nước non trẻ. Đối với các nước trong phe Đồng Minh chống phát xít, Việt Nam thể hiện tinh thần thân thiện và hợp tác trên lập trường bình đẳng tương ái”. Ngày 22/10/1945, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, Hồ Chủ tịch gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu bốn đề nghị cụ thể: “1– Vấn đề liên quan đến Việt Nam phải đuợc thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng cố vấn về Viễn Đông. 2– Đoàn đại biểu Việt Nam phải được phép phát biểu quan điểm của Chính phủ Việt Nam. 3–Một ủy ban điều tra phải được cử đến Việt Nam. 4– Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận”2. Sau đó thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần gửi điện, thư, công hàm tới Chính phủ Liên Xô, Hoa 1. Vũ Dương Huân, “Thông cáo 3/10/1945 về chính sách ngoại giao: Văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 39, 2008, tr. 17 – 21. 2 Trần Hữu Đính – Lê Trung Dũng, Quan hệ Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám, NXB Khoa học Xã hội, 1997, tr. 118. 228 Kỳ, Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) là những nước lớn trong phe Đồng Minh khi đó, đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và công nhận nền độc lập của Việt Nam. Cụ thể, ngày 16/2/1946, Hồ Chủ tịch đã gởi điện cho Tổng thống Mỹ Harry Truman “Yêu cầu nước Mỹ với tư cách là người bảo vệ và là nhà quán quân của công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của Việt Nam”1. Tuy nhiên, các nước lớn trong phe Đồng Minh đã giữ một lập trường có lợi cho riêng mình nên đã “im lặng” trước những đề nghị thiện chí của phía Việt Nam về thiết lập quan hệ ngoại giao và công nhận Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối ngoại giao đa phương. Tháng 9/1947, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ về chính sách đối ngoại của Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: