Liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 891.79 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trình bày kết quả phân tích liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác (THT) tại huyện Tân Yên đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của THT là hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia THT; các hoạt động liên kết gồm mua chung thức ăn, mua bán con giống, phòng trừ dịch bệnh, vay vốn và tiêu thụ sản phẩm,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 8: 1286-1294 Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 8: 1286-1294 www.vnua.edu.vn LIÊN KẾT CHĂN NUÔI LỢN THEO HÌNH THỨC TỔ HỢP TÁC TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG Lê Thị Minh Châu1*, Trần Minh Huệ, Trần Thị Hải Phương Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: ltmchau@vnua.edu.vn Ngày gửi bài: 10.03.2016 Ngày chấp nhận: 09.07.2016 TÓM TẮT Kết quả phân tích liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác (THT) tại huyện Tân Yên đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của THT là (i) Hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia THT; (ii) Các hoạt động liên kết gồm mua chung thức ăn, mua bán con giống, phòng trừ dịch bệnh, vay vốn và tiêu thụ sản phẩm. Hộ tham gia THT đã đạt mức thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không tham gia. Ngoài ra, tiếp nhận, chia sẽ thông tin kỹ thuật và thị trường của hộ tham gia THT tốt hơn so với hộ không tham gia. Tuy nhiên, các hoạt động liên kết còn lỏng lẻo, các hộ chưa tham gia đồng bộ các khâu liên kết, nhãn hiệu lợn sạch của THT chưa có tiêu chuẩn cụ thể đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm và năng lực quản lý của những người đứng đầu THT còn hạn chế. Quy mô chăn nuôi, trình độ và giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định của hộ đối với tham gia liên kết. Để thúc đẩy liên kết và tăng thu nhập, hộ chăn nuôi cần liên kết đồng bộ các hoạt động, bố trí quy mô đàn lợn theo lứa hợp lý giữa các hộ để đáp ứng yêu cầu về số lượng của người mua, áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi và liên kết phối trộn thức ăn. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động của THT, tuyên truyền thực hiện tốt quy hoạch để giảm manh mún trong chăn nuôi. Từ khóa: Liên kết, tổ hợp tác, chăn nuôi lợn. Collective action in pig production in Tan Yen District, Bac Giang Province ABSTRACT Analysing collective action in pig production of Tan Yen collective group shows that the collective action is characterized by the following: (i) Farmers are volunteer to participate in the collective group and (ii) Activities of the collective group include coordination in feed purchasing, breed purchasing, veterinary services, access to credit and selling of product. The members of the collective group obtain higher economic return from pig production than non members. Furthermore, members of the collective group have a better access to market information and technical knowledge than non - members. However, collective action is still weak. Members of the collective group do not participate in all collective activities. In addition, the pork label of the collective group lacks standards for traceability. The group leaders are limited in management capacity. The production scale, education level and gender of household head are factors affecting the participation of farmers in the collective group. To promote collective action and to increase farmer’s income, members of the collective group should participate in all collective activities, make plans for pig production scale among members, apply VietGap standards in production, and properly utilize both local crops as feed and industrial feed. The local authority should support to strengthen the collective action in order to reduce small scale pig production. Keywords: Collective action, collective group, pig production. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các tổ chức của nông dân ngày 1286 càng phổ biến ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các hộ nông dân tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều lợi ích hơn các hộ không tham Lê Thị Minh Châu, Trần Minh Huệ, Trần Thị Hải Phương gia (Nguyễn Thị Dương Nga và cs., 2011; Trần Quốc Nhân và cs., 2012; Đỗ Quang Giám và Trần Quang Trung, 2013). Tân Yên là huyện dẫn đầu về chăn nuôi lợn của tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, số lượng lợn của huyện khoảng 215 nghìn con. Chăn nuôi lợn đã đóng góp 80% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện (Phòng thống kê Tân Yên, 2016). Tuy nhiên, hộ chăn nuôi lợn hiện nay còn phải đối mặt với nhiều rào cản (như dịch bệnh, giá đầu vào cao, giá bán sản phẩm bấp bênh…). Thời gian gần đây, THT huyện Tân Yên là mô hình liên kết tiêu biểu trong chăn nuôi lợn theo hình thức THT. THT được thành lập từ tháng 01/2014 và hiện nay chưa có đánh giá cụ thể, cũng như chưa có các nghiên cứu về THT huyện Tân Yên. Theo báo cáo sơ bộ của Phòng Nông nghiệp huyện, sau một thời gian THT chính thức hoạt động, các hộ chăn nuôi đã thu được một số lợi ích thông qua liên kết (như dịch bệnh có xu hướng giảm, thu nhập từ chăn nuôi lợn đã từng bước được cải thiện). Tuy nhiên các hoạt động của THT còn lỏng lẻo và chưa đồng bộ. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thực trạng liên kết chăn nuôi lợn của THT huyện Tân Yên và đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết nhằm nâng cao thu nhập cho hộ. so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa hai nhóm hộ. Hiện tại, toàn huyện có khoảng 800 hộ chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên số hộ tham gia THT chiếm tỷ lệ nhỏ (Phòng Nông nghiệp chưa có số liệu thống kê cụ thể). Vì vậy, để phản ánh được tình hình thực tiễn và đảm bảo cho việc áp dụng mô hình kinh tế lượng, trong mẫu điều tra số lượng hộ không thuộc THT huyện Tân Yên được chọn lớn hơn số lượng hộ tham gia THT. 2.2. Phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả được dùng mô tả đặc điểm các hộ điều tra và các hoạt động liên kết. - Phương pháp thống kê so sánh được dùng so sánh các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của hộ, thực trạng và lợi ích liên kết. Kiểm định T test sử dụng để so sánh giá trị trung bình của một số chỉ tiêu phân tích. - Mô hình Probit áp dụng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hộ tham gia THT. Dạng hồi quy tuyến tính được trình bày như sau: Y*i = i’Xi + ui Trong đó: Y*i là biến ẩn không quan sát được; Yi = 1 nếu Y*i > 0 nếu hộ tham gia THT 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 8: 1286-1294 Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 8: 1286-1294 www.vnua.edu.vn LIÊN KẾT CHĂN NUÔI LỢN THEO HÌNH THỨC TỔ HỢP TÁC TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG Lê Thị Minh Châu1*, Trần Minh Huệ, Trần Thị Hải Phương Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: ltmchau@vnua.edu.vn Ngày gửi bài: 10.03.2016 Ngày chấp nhận: 09.07.2016 TÓM TẮT Kết quả phân tích liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác (THT) tại huyện Tân Yên đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của THT là (i) Hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia THT; (ii) Các hoạt động liên kết gồm mua chung thức ăn, mua bán con giống, phòng trừ dịch bệnh, vay vốn và tiêu thụ sản phẩm. Hộ tham gia THT đã đạt mức thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không tham gia. Ngoài ra, tiếp nhận, chia sẽ thông tin kỹ thuật và thị trường của hộ tham gia THT tốt hơn so với hộ không tham gia. Tuy nhiên, các hoạt động liên kết còn lỏng lẻo, các hộ chưa tham gia đồng bộ các khâu liên kết, nhãn hiệu lợn sạch của THT chưa có tiêu chuẩn cụ thể đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm và năng lực quản lý của những người đứng đầu THT còn hạn chế. Quy mô chăn nuôi, trình độ và giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định của hộ đối với tham gia liên kết. Để thúc đẩy liên kết và tăng thu nhập, hộ chăn nuôi cần liên kết đồng bộ các hoạt động, bố trí quy mô đàn lợn theo lứa hợp lý giữa các hộ để đáp ứng yêu cầu về số lượng của người mua, áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi và liên kết phối trộn thức ăn. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động của THT, tuyên truyền thực hiện tốt quy hoạch để giảm manh mún trong chăn nuôi. Từ khóa: Liên kết, tổ hợp tác, chăn nuôi lợn. Collective action in pig production in Tan Yen District, Bac Giang Province ABSTRACT Analysing collective action in pig production of Tan Yen collective group shows that the collective action is characterized by the following: (i) Farmers are volunteer to participate in the collective group and (ii) Activities of the collective group include coordination in feed purchasing, breed purchasing, veterinary services, access to credit and selling of product. The members of the collective group obtain higher economic return from pig production than non members. Furthermore, members of the collective group have a better access to market information and technical knowledge than non - members. However, collective action is still weak. Members of the collective group do not participate in all collective activities. In addition, the pork label of the collective group lacks standards for traceability. The group leaders are limited in management capacity. The production scale, education level and gender of household head are factors affecting the participation of farmers in the collective group. To promote collective action and to increase farmer’s income, members of the collective group should participate in all collective activities, make plans for pig production scale among members, apply VietGap standards in production, and properly utilize both local crops as feed and industrial feed. The local authority should support to strengthen the collective action in order to reduce small scale pig production. Keywords: Collective action, collective group, pig production. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các tổ chức của nông dân ngày 1286 càng phổ biến ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các hộ nông dân tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều lợi ích hơn các hộ không tham Lê Thị Minh Châu, Trần Minh Huệ, Trần Thị Hải Phương gia (Nguyễn Thị Dương Nga và cs., 2011; Trần Quốc Nhân và cs., 2012; Đỗ Quang Giám và Trần Quang Trung, 2013). Tân Yên là huyện dẫn đầu về chăn nuôi lợn của tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, số lượng lợn của huyện khoảng 215 nghìn con. Chăn nuôi lợn đã đóng góp 80% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện (Phòng thống kê Tân Yên, 2016). Tuy nhiên, hộ chăn nuôi lợn hiện nay còn phải đối mặt với nhiều rào cản (như dịch bệnh, giá đầu vào cao, giá bán sản phẩm bấp bênh…). Thời gian gần đây, THT huyện Tân Yên là mô hình liên kết tiêu biểu trong chăn nuôi lợn theo hình thức THT. THT được thành lập từ tháng 01/2014 và hiện nay chưa có đánh giá cụ thể, cũng như chưa có các nghiên cứu về THT huyện Tân Yên. Theo báo cáo sơ bộ của Phòng Nông nghiệp huyện, sau một thời gian THT chính thức hoạt động, các hộ chăn nuôi đã thu được một số lợi ích thông qua liên kết (như dịch bệnh có xu hướng giảm, thu nhập từ chăn nuôi lợn đã từng bước được cải thiện). Tuy nhiên các hoạt động của THT còn lỏng lẻo và chưa đồng bộ. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thực trạng liên kết chăn nuôi lợn của THT huyện Tân Yên và đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết nhằm nâng cao thu nhập cho hộ. so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa hai nhóm hộ. Hiện tại, toàn huyện có khoảng 800 hộ chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên số hộ tham gia THT chiếm tỷ lệ nhỏ (Phòng Nông nghiệp chưa có số liệu thống kê cụ thể). Vì vậy, để phản ánh được tình hình thực tiễn và đảm bảo cho việc áp dụng mô hình kinh tế lượng, trong mẫu điều tra số lượng hộ không thuộc THT huyện Tân Yên được chọn lớn hơn số lượng hộ tham gia THT. 2.2. Phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả được dùng mô tả đặc điểm các hộ điều tra và các hoạt động liên kết. - Phương pháp thống kê so sánh được dùng so sánh các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của hộ, thực trạng và lợi ích liên kết. Kiểm định T test sử dụng để so sánh giá trị trung bình của một số chỉ tiêu phân tích. - Mô hình Probit áp dụng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hộ tham gia THT. Dạng hồi quy tuyến tính được trình bày như sau: Y*i = i’Xi + ui Trong đó: Y*i là biến ẩn không quan sát được; Yi = 1 nếu Y*i > 0 nếu hộ tham gia THT 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Liên kết chăn nuôi Chăn nuôi lợn Nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác Nuôi lợn tại huyện Tân Yên Tổ chức hợp tácTài liệu liên quan:
-
11 trang 113 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi lợn (sau đại học): Phần 1 - PGS. Nguyễn Thiện
114 trang 88 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Chăn nuôi lợn (Dùng cho chuyên ngành chăn nuôi thú y POHE)
8 trang 44 0 0 -
Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam
24 trang 37 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi thú y cơ bản: Phần 2
60 trang 31 0 0 -
Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm MR - A Predil nhằm nâng cao năng suất sinh sản lợn cái
3 trang 28 1 0 -
10 trang 27 0 0
-
Chăm sóc thú y trong chăn nuôi lợn
80 trang 21 0 0 -
163 trang 20 0 0
-
Chăm sóc thú y trong chăn nuôi lợn
80 trang 20 0 0