Liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung: định hướng và giải pháp
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 636.38 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung làm rõ lý luận về liên kết kinh tế vùng, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng thời phân tích thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp để liên kết phát triển Khu công nghiệp cho Vùng trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến năm 2030. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung: định hướng và giải pháp LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP COLLABORATION FOR DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL PARKS IN COAST CENTRAL VIETNAM: ORIENTATION AND SOLUTION PGS,TS. Nguyễn Đình Hiền Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Liên kết kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan đối với các địa phương, vùng và quốc gia. Những năm gần đây 9 tỉnh, thành Duyên hải miền Trung(DHMT) gồm Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa , Ninh Thuận, Bình Thuận ( sau đây gọi là Vùng ) đã chủ động liên kết để cùng nhau phát triển. Các địa phương trên đã thành lập Ban điều phối, Quỹ hoạt động và cam kết nội dung hoạt động vì sự phát triển của Vùng. Thực tế cho thấy muốn Vùng phát triển, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó liên kết phát triển các Khu công nghiêp là giải pháp đóng vai trò quan trọng và cấp bách. Bài viết này tập trung làm rõ lý luận về liên kết kinh tế vùng, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng thời phân tích thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp để liên kết phát triển Khu công nghiêp cho Vùng trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến năm 2030. Từ khóa: Công nhiệp, Khu công nghiệp, Liên kết kinh tế, Vùng DHMT Abstract Economic collaboration has become an objective tendency for our country’s localities and regions. In recent years, the nine provinces/cities in our coastal central region, composed of Thua Thien - Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan (collectively call the Region) has actively worked together for development. The Region established a Coordinating Board and an Action Budget, committing collaborative actions forward the Region’s development. It has been showed that there requires a number of united approaches for the Region’s development, one of which a collaboration between the current industrial parks in the Region plays an vital role. This paper discusses theoretically the regional economic cooperation, evaluates the Region’s potentials and strengths, and analyses its difficulties for a suggestion of approaches and measures for effective collaboration in the coming years and in the vision to 2030. Key words: Industry, Industrial parks, Economic collaboration, Coastal Central Vietnam Region 1. Quan điểm về liên kết kinh tế vùng và vấn đề liên kết phát triển khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung 1.1. Quan điểm về liên kết kinh tế vùng Liên kết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính 874 cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) trong tác phẩm Những nguyên lý kinh tế học. Ông cho rằng một số vùng có tiềm năng lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy hình thành và phát triển không gian kinh tế, tạo ra sự liên kết nội vùng, từ đó hình thành lợi thế so sánh toàn vùng . Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm Problem of regional Economic planing đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển. Các liên kết sẽ được hình thành trong từng vùng với những lợi thế khác nhau của các địa phương sẽ tạo nên phân công lao động. Ronal E. Miller nêu rõ, các quan hệ liên vùng trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. John Friedmann (1966) với mô hình trung tâm - ngoại vi nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. GS Hirschman (1958) đã đưa ra khái niệm liên kết ngược và liên kết xuôi để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành trong vùng. Nghiên cứu về các điều kiện để thực thi liên kết kinh tế vùng bền vững, nhiều nhà khoa học cho rằng: Lợi thế so sánh của vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống liên kết nội ngành và liên ngành kinh tế và do đó hình thành mối liên kết nội vùng và liên vùng. Lợi thế quy mô kinh tế theo vùng lãnh thổ và theo ngành. Sự thống nhất về thể chế và sự đồng thuận của các nhóm xã hội trong một vùng, sẽ thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, giữa các nhóm xã hội và các ngành kinh tế, đảm bảo sự chia sẻ lợi ích chung, trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Qua nghiên cứu các kiểu liên kết kinh tế vùng có thể thống nhất một số nội dung sau: Liên kết giữa các chủ thể Nhà nước là phối hợp trong xây dựng và triển khai chính sách, thể chế, quy hoạch phát triển, thu hút và phân bổ đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng, các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, du lịch và dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, liên quan đến di cư và di chuyển lao động và nhà ở, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng các công trình, dự án xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Liên kết giữa các tác nhân kinh tế như chủ nông trại, HTX, doanh nghiệp… trong chuỗi ngành hàng: hình thành các chuỗi giá trị để sản xuất, chế biến và tiêu thụ một sản phẩm nhất định quy mô vùng, quốc gia hay quốc tế; Liên kết giữa các cộng đồng nghề nghiệp theo vùng: sự liên kết này với mục đích chính là tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của từng chủ thể thông qua hành động tập thể trong liên kết sản xuất kinh doanh toàn vùng. Từ đó có thể đưa ra quan điểm phát triển kinh tế vùn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung: định hướng và giải pháp LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP COLLABORATION FOR DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL PARKS IN COAST CENTRAL VIETNAM: ORIENTATION AND SOLUTION PGS,TS. Nguyễn Đình Hiền Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Liên kết kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan đối với các địa phương, vùng và quốc gia. Những năm gần đây 9 tỉnh, thành Duyên hải miền Trung(DHMT) gồm Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa , Ninh Thuận, Bình Thuận ( sau đây gọi là Vùng ) đã chủ động liên kết để cùng nhau phát triển. Các địa phương trên đã thành lập Ban điều phối, Quỹ hoạt động và cam kết nội dung hoạt động vì sự phát triển của Vùng. Thực tế cho thấy muốn Vùng phát triển, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó liên kết phát triển các Khu công nghiêp là giải pháp đóng vai trò quan trọng và cấp bách. Bài viết này tập trung làm rõ lý luận về liên kết kinh tế vùng, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng thời phân tích thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp để liên kết phát triển Khu công nghiêp cho Vùng trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến năm 2030. Từ khóa: Công nhiệp, Khu công nghiệp, Liên kết kinh tế, Vùng DHMT Abstract Economic collaboration has become an objective tendency for our country’s localities and regions. In recent years, the nine provinces/cities in our coastal central region, composed of Thua Thien - Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan (collectively call the Region) has actively worked together for development. The Region established a Coordinating Board and an Action Budget, committing collaborative actions forward the Region’s development. It has been showed that there requires a number of united approaches for the Region’s development, one of which a collaboration between the current industrial parks in the Region plays an vital role. This paper discusses theoretically the regional economic cooperation, evaluates the Region’s potentials and strengths, and analyses its difficulties for a suggestion of approaches and measures for effective collaboration in the coming years and in the vision to 2030. Key words: Industry, Industrial parks, Economic collaboration, Coastal Central Vietnam Region 1. Quan điểm về liên kết kinh tế vùng và vấn đề liên kết phát triển khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung 1.1. Quan điểm về liên kết kinh tế vùng Liên kết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính 874 cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) trong tác phẩm Những nguyên lý kinh tế học. Ông cho rằng một số vùng có tiềm năng lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy hình thành và phát triển không gian kinh tế, tạo ra sự liên kết nội vùng, từ đó hình thành lợi thế so sánh toàn vùng . Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm Problem of regional Economic planing đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển. Các liên kết sẽ được hình thành trong từng vùng với những lợi thế khác nhau của các địa phương sẽ tạo nên phân công lao động. Ronal E. Miller nêu rõ, các quan hệ liên vùng trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. John Friedmann (1966) với mô hình trung tâm - ngoại vi nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. GS Hirschman (1958) đã đưa ra khái niệm liên kết ngược và liên kết xuôi để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành trong vùng. Nghiên cứu về các điều kiện để thực thi liên kết kinh tế vùng bền vững, nhiều nhà khoa học cho rằng: Lợi thế so sánh của vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống liên kết nội ngành và liên ngành kinh tế và do đó hình thành mối liên kết nội vùng và liên vùng. Lợi thế quy mô kinh tế theo vùng lãnh thổ và theo ngành. Sự thống nhất về thể chế và sự đồng thuận của các nhóm xã hội trong một vùng, sẽ thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, giữa các nhóm xã hội và các ngành kinh tế, đảm bảo sự chia sẻ lợi ích chung, trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Qua nghiên cứu các kiểu liên kết kinh tế vùng có thể thống nhất một số nội dung sau: Liên kết giữa các chủ thể Nhà nước là phối hợp trong xây dựng và triển khai chính sách, thể chế, quy hoạch phát triển, thu hút và phân bổ đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng, các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, du lịch và dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, liên quan đến di cư và di chuyển lao động và nhà ở, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng các công trình, dự án xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Liên kết giữa các tác nhân kinh tế như chủ nông trại, HTX, doanh nghiệp… trong chuỗi ngành hàng: hình thành các chuỗi giá trị để sản xuất, chế biến và tiêu thụ một sản phẩm nhất định quy mô vùng, quốc gia hay quốc tế; Liên kết giữa các cộng đồng nghề nghiệp theo vùng: sự liên kết này với mục đích chính là tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của từng chủ thể thông qua hành động tập thể trong liên kết sản xuất kinh doanh toàn vùng. Từ đó có thể đưa ra quan điểm phát triển kinh tế vùn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Mô hình liên kết kinh tế vùng Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển khu công nghiệp Hệ thống cơ sở hạ tầng vùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 166 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 79 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 70 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 62 0 0 -
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 40 0 0 -
Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
12 trang 38 0 0