Danh mục

Liên kết phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.49 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này nêu lên Quảng Bình là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Tuy nhiên, trong năm 2016 ngành du lịch Quảng Bình gặp nhiều khó khăn bởi sự cố môi trường biển do Công ty TNNN Hưng Nghiệp Formasa, cùng với những thiên tai gây ra những tháng cuối năm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch từ kinh doanh dịch vụ, hình ảnh điểm đến, việc làm của người lao động, môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TOURISM DEVELOPMENT LINKAGE IN QUANG BINH PROVINCE TS. Phan Thị Thu Hương - Trường Đại học Kinh tế Huế, ĐH Huế ThS. Lê Đức Trọng - Sở Tài chính Quảng Bình Tóm tắt: Quảng Bình là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Tuy nhiên, trong năm 2016 ngành du lịch Quảng Bình gặp nhiều khó khăn bởi sự cố môi trường biển do Công ty TNNN Hưng Nghiệp Formasa, cùng với những thiên tai gây ra những tháng cuối năm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch từ kinh doanh dịch vụ, hình ảnh điểm đến, việc làm của người lao động, môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.. Với những khó khăn đó, liên kết phát triển du lịch được xác định là vấn đề cấp bách hiện nay và là giải pháp then chốt thúc đẩy ngành du lịch Quảng Bình phát triển, đảm bảo mục tiêu hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh cao. Từ khóa: du lịch bền vững, liên kết, liên kết phát triển du lịch Abstract Tourism Quang Binh is a region possessing a huge potential to develop tourism. However, in 2016, due to the marine pollution incidents caused by Hung Nghiep Formasa Limited Company along with damages resulted from natural disasters in the last months of the year, this province's tourism came up against numerous difficulties. The effects could be seen in every aspect of tourism activities, from travel services, the destination image, the employment rate to the investment environment in the area. Therefore, cooperation in tourism has currently been identified as an urgent issue and key solution to impulse the development of the area's tourism, simultaneously ensuring the targets of effectiveness, sustainability and competitiveness. Key words: sustainable tourism, linkage, tourism development linkage 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, liên kết du lịch đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển có hiệu quả nếu không quan tâm đầy đủ đến khía cạnh liên kết phát triển du lịch. Đó là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở dịch vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nhân tố khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững (Phạm Trung Lương, 2016). Liên kết du lịch bao hàm liên kết phát triển nội vùng và liên kết phát triển liên vùng bởi du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có tính chất tổng hợp liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa rất cao. Việc liên kết này dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh giữa các vùng, tiểu vùng nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của vùng và các địa phương trong cả nước. Liên kết du lịch cho phép khai thác lợi thế tương 684 đối của các địa phương tham gia liên kết về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực cho phát triển du lịch (Hà Văn Siêu, 2011). Mặt khác, liên kết du lịch còn là nhân tố quan trọng để làm tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, thu hút khách du lịch đến vùng du lịch với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng địa phương liên kết. Vì vậy, liên kết du lịch là một tất yếu khách quan để phát triển du lịch bền vững trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (Trần Đình Thiên, 2015). Quảng Bình là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền địa phương với khát vọng vươn lên đã có những nổ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương nhằm tập trung phát triển du lịch. Kết quả là ngành du lịch Quảng Bình đã có sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về hệ thống doanh nghiệp du lịch, cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn; các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng… tạo nên diện mạo mới và góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của ngành du lịch vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều khó khăn, trở ngại. Đặc biệt, với sự cố môi trường biển năm 2016, thiên tai liên tục vào những tháng cuối năm, ngành du lịch gặp nhiều khó khăn, lượng khách du lịch sụt giảm, môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh thiệt hại hết sức nặng nề. Với những khó khăn đó, liên kết phát triển du lịch được xác định là vấn đề cấp bách hiện nay và là giải pháp then chốt thúc đẩy ngành du lịch Quảng Bình phát triển, đảm bảo mục tiêu hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh cao. 2. Phương pháp nghiên cứu Để có những giải pháp trong việc tăng cường liên kết phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, tác giả sử dụng các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng quan các nội dung liên quan đến liên kết phát triển du lịch, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh nghiệm của các địa phương, vùng trong việc thực hiện liên kết phát triển du lịch; Thứ hai, thu thập dữ liệu thứ cấp về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh trên cơ sở số liệu của Sở Du lịch, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Tổng cục Du lịch.. Thứ ba, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu lấy ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (các khách sạn, nhà hàng, đơn vị lữ hành, cung cấp tour, Ban quản lý vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Công ty kinh doanh lữ hành quốc tế Oxalis..) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hiệu quả. 3. Thực trạng phát triển du lịch tại quảng bình hiện nay 3.1. Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng Để phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: