Danh mục

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản: Trường hợp hồ tiêu tỉnh Quảng Trị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.68 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm nâng cao mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân với cơ quan quản lý và doanh nghiệp được xem là biện pháp khả thi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả cho hộ nông dân sản xuất hồ tiêu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản: Trường hợp hồ tiêu tỉnh Quảng Trị LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN: TRƯỜNG HỢP HỒ TIÊU TỈNH QUẢNG TRỊ LINKAGE OF PRODUCTION AND CONSUMPTION OF AGRICULTURAL COMMODITIES: CASE STUDY OF PEPPER IN QUANG TRI PROVINCE TS. Phạm Thị Thanh Xuân Trường Đại học Kinh tế - Đại học HuếTóm tắt Quảng Trị là một tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây hồ tiêu. Tuy nhiên,hộ sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn như năng suất hồ tiêu thấp và không ổn định, giáđầu vào tăng cao, giá sản phẩm thường xuyên biến động. Vì vậy, tăng cường mối quan hệtrong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được xem là một giải pháp quan trọng giúp phát triểnsản xuất một cách bền vững. Trong chuỗi giá trị sản phẩm, người thu gom là tác nhânchính kết nối người sản xuất với thị trường. Kết quả phân tích cho thấy, sự liên kết giữacác tác nhân trong chuỗi giá trị hồ tiêu còn mang tính tự phát, lỏng lẻo, chưa có nhữngràng buộc. Giải pháp quan trọng hiện nay là đa dạng hóa các mối quan hệ liên kết trongđó chính quyền địa phương đóng vai trò là nhân tố quan trọng kết nối các tác nhân trongchuỗi giá trị.Từ khóa: liên kết, sản xuất, tiêu dùng, hồ tiêu, Quảng Trị.Abtract Quang Tri province has favorable land and climate conditions for growing pepper.However, pepper production households are facing up with various difficulties, such aslow and unsustainable production outputs, increasing production costs, fluctuating saleprice. So, the inter-connection of production and consumption is considered as a viablesolution for sustainable production. In pepper value chain, collectors are the main agentsconnecting farms with markets. Results of analysis showed that, the linkage in the peppervalue chain is still poor and no constraints. The important solution is vary the relatedlinkage while the local government, the important factor, connects the agents in the peppervalue chain.Keywords: linkage, production, consumption, pepper, Quang Tri.1. Mở đầu Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang là xu hướng được kỳ vọng giúphỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo vị thế và nâng cao sứccạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập. Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quanhệ liên kết, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTG về chính sáchkhuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, quyết định 62/2013/QĐ -TTG về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nôngsản, Bộ NN & PTNT đã tổ chức ký chương trình liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoahọc, doanh nghiệp, nông dân) trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Cho đến nay, 740sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản vẫn còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp. Bên cạnhđó, cũng có những mô hình liên kết “bốn nhà” có hiệu quả như: Nông trường sông Hậu,Công ty Mê Công (Cần Thơ), Công ty Antesco (An Giang) v.v...( Trần văn Hiếu, 2004). Quảng Trị là một tỉnh nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị chủyếu ở quy mô nhỏ. Trong những năm qua, đã có sự liên kết giữa các hộ nông dân vớidoanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, mối quan hệ liênkết mới dừng lại ở một số sản phẩm chính và ở một số địa phương. Trong chiến lược pháttriển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba loại cây công nghiệp dài ngày chủ lựccủa tỉnh. Hiện tại, hộ nông dân sản xuất hồ tiêu đang gặp phải nhiều khó khăn như sản xuấtkém hiệu quả, rủi ro cao, thu nhập không ổn định do sự biến động của thị trường. Trongkhi đó sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiêncứu nhằm nâng cao mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân với cơ quan quản lý và doanhnghiệp được xem là biện pháp khả thi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp giảm thiểurủi ro, tăng hiệu quả cho hộ nông dân sản xuất hồ tiêu.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Cách tiếp cận Liên kết là hoạt động cần thiết, thiết yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả năngphát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Quan hệ liênkết về bản chất là quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể (cơ quan quản lý, hộ sản xuấtvà doanh nghiệp) nhằm thỏa mãn nhu cầu các bên liên kết. Vì vậy, mối quan hệ liên kếtđược tiếp cận nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị. Cụ thể là nghiên cứu và đánh giámối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu. Quađó nhằm tạo ra sự đồng thuận và tự nguyện tham gia liên kết nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất và giảm thiểu rủi ro.2.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo và niên giám thống kê tỉnh Quảng trị,các văn bản, sách và tạp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: