Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng sông Hồng
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 225.13 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này làm rõ lý luận về liên kết vùng, liên kết kinh tế; sự cần thiết liên kết vùng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng gợi ý cho các vùng trọng điểm khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng sông Hồng LIÊN KẾT VÙNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG REGIONAL ALIGNMENT FROM THEORY TO PRACTICE IN HIGH-TECH AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN RED RIVER DELTA TS. Đỗ Thị Thanh Loan - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ThS. Nguyễn Văn Nam - Trường Cao đẳng Giao thông vận tải II - Đà Nẵng Tóm tắt Liên kết vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao chính là ưu tiên hiện nay của khu vực kinh tế lớn thứ hai cả nước. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn làm rõ lý luận về liên kết vùng, liên kết kinh tế; sự cần thiết liên kết vùng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng gợi ý cho các vùng trọng điểm khác. Từ khóa: Liên kết vùng; liên kết kinh tế; vùng kinh tế; nông nghiệp công nghệ cao. Summary Regional alignment aims to fully take advantage of the potential development of agriculture and rural economy of Red River Delta, especially the high-tech agricultural development is prioritised in this second largest economy zone. In this article, the author identify the theory of regional alignment and economic link, and the necessity of regional alignment in developing high-tech agriculture as well as analyze and evaluate the situation to propose some solutions to develop high-tech agriculture in this area and other focal economic zones. Keywords: regional alignment, economic link, economic zone, high-tech agriculture. Đặt vấn đề: Liên kết phát triển nội vùng và liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng. Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường (KTTT) với các chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Khi các địa phương được thực thi các quyền hành trong khung khổ thể chế phân quyền, phi tập trung hóa với các lợi ích cụ thể sẽ là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết đầu tư phát triển trên không gian các vùng, các địa phương... Đối với vùng ĐBSH để giữ vững vai trò “động lực, đầu kéo” của mình và tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), đòi hỏi phải xây dựng cách thức quy hoạch và triển khai thực hiện liên vùng, nhằm khai thác tối đa được các lợi thế so sánh chung của cả vùng và lợi thế riêng của từng địa bàn; thiết lập được chuỗi giá trị hỗ trợ trong nội bộ của vùng. 722 I. Một số vấn đề lý luận liên kết vùng 1.1. Một số khái niệm liên quan Vùng kinh tế là gì? Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau, song việc phân định vùng kinh tế với tính cách là một bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân thường được dựa vào những dấu hiệu sau: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; tính tổng hợp, được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng…, coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân [3]. Khi đề cập đến vùng kinh tế, có thể nhận thấy phân công lao động là tiền đề, là cơ sở hình thành và phát triển vùng. Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo phân công lao động theo lãnh thổ. Theo đó, vùng kinh tế có thể được xem là các không gian địa lý kinh tế có những nét tương đồng nhau, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình tái sản xuất, dựa trên phân công lao động với các nguồn lực phát triển có lợi thế riêng. Theo đó, khi xác định vùng kinh tế cần chú ý đến nội dung cơ bản: - Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế: Vùng kinh tế trước hết, phải là một vùng sản xuất chuyên môn hoá. Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chuyên môn hoá sản xuất vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước, hoặc có ý nghĩa đối với thị trường khu vực và thị trường thế giới. Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế, dân cư, lịch sử, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ. - Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng: Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế trong điều kiện KTTT nói chung và nền KKTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nó xác định cơ cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng ở từng giai đoạn, phản ánh các mối liên hệ kinh tế nội bộ vùng. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế của vùng có nghĩa là mỗi một vùng kinh tế phải là một hợp thể kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, có quan hệ về mặt tỷ lệ hợp lý và có khả năng hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển tổng hợp kinh tế của vùng là một sự phát triển cân đối tối ưu của các ngành kinh tế tồn tại trong vùng. Muốn phát triển tổng hợp kinh tế của vùng, cần xác định rõ số lượng các ngành kinh tế khác nhau trong vùng tuỳ thuộc vào sự chuyên môn hoá và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của vùng. Trong mỗi vùng kinh tế, bên cạnh các ngành sản xuất chuyên môn hoá, cần phát triển hợp lý một hợp thể các ngành kinh tế khác để tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn đầy đủ nhất, kinh tế nhất, hợp lý nhất nhu cầu nguyên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng… cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong vùng. Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm ba nhóm ngành chủ yếu là: Các ngành sản xuất chuyên môn hóa; các ngành sản xuất bổ trợ và các ngành sản xuất phụ. Ở Việt Nam, các nhà lập quy hoạch vùng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cách q ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng sông Hồng LIÊN KẾT VÙNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG REGIONAL ALIGNMENT FROM THEORY TO PRACTICE IN HIGH-TECH AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN RED RIVER DELTA TS. Đỗ Thị Thanh Loan - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ThS. Nguyễn Văn Nam - Trường Cao đẳng Giao thông vận tải II - Đà Nẵng Tóm tắt Liên kết vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao chính là ưu tiên hiện nay của khu vực kinh tế lớn thứ hai cả nước. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn làm rõ lý luận về liên kết vùng, liên kết kinh tế; sự cần thiết liên kết vùng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng gợi ý cho các vùng trọng điểm khác. Từ khóa: Liên kết vùng; liên kết kinh tế; vùng kinh tế; nông nghiệp công nghệ cao. Summary Regional alignment aims to fully take advantage of the potential development of agriculture and rural economy of Red River Delta, especially the high-tech agricultural development is prioritised in this second largest economy zone. In this article, the author identify the theory of regional alignment and economic link, and the necessity of regional alignment in developing high-tech agriculture as well as analyze and evaluate the situation to propose some solutions to develop high-tech agriculture in this area and other focal economic zones. Keywords: regional alignment, economic link, economic zone, high-tech agriculture. Đặt vấn đề: Liên kết phát triển nội vùng và liên vùng dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh khác nhau là tiền đề nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vùng nói chung và phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng. Liên kết phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường (KTTT) với các chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định, tạo nên các cực tăng trưởng. Khi các địa phương được thực thi các quyền hành trong khung khổ thể chế phân quyền, phi tập trung hóa với các lợi ích cụ thể sẽ là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các liên kết đầu tư phát triển trên không gian các vùng, các địa phương... Đối với vùng ĐBSH để giữ vững vai trò “động lực, đầu kéo” của mình và tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), đòi hỏi phải xây dựng cách thức quy hoạch và triển khai thực hiện liên vùng, nhằm khai thác tối đa được các lợi thế so sánh chung của cả vùng và lợi thế riêng của từng địa bàn; thiết lập được chuỗi giá trị hỗ trợ trong nội bộ của vùng. 722 I. Một số vấn đề lý luận liên kết vùng 1.1. Một số khái niệm liên quan Vùng kinh tế là gì? Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau, song việc phân định vùng kinh tế với tính cách là một bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân thường được dựa vào những dấu hiệu sau: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; tính tổng hợp, được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng…, coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân [3]. Khi đề cập đến vùng kinh tế, có thể nhận thấy phân công lao động là tiền đề, là cơ sở hình thành và phát triển vùng. Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo phân công lao động theo lãnh thổ. Theo đó, vùng kinh tế có thể được xem là các không gian địa lý kinh tế có những nét tương đồng nhau, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình tái sản xuất, dựa trên phân công lao động với các nguồn lực phát triển có lợi thế riêng. Theo đó, khi xác định vùng kinh tế cần chú ý đến nội dung cơ bản: - Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế: Vùng kinh tế trước hết, phải là một vùng sản xuất chuyên môn hoá. Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chuyên môn hoá sản xuất vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước, hoặc có ý nghĩa đối với thị trường khu vực và thị trường thế giới. Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế, dân cư, lịch sử, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ. - Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng: Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế trong điều kiện KTTT nói chung và nền KKTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nó xác định cơ cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng ở từng giai đoạn, phản ánh các mối liên hệ kinh tế nội bộ vùng. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế của vùng có nghĩa là mỗi một vùng kinh tế phải là một hợp thể kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, có quan hệ về mặt tỷ lệ hợp lý và có khả năng hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển tổng hợp kinh tế của vùng là một sự phát triển cân đối tối ưu của các ngành kinh tế tồn tại trong vùng. Muốn phát triển tổng hợp kinh tế của vùng, cần xác định rõ số lượng các ngành kinh tế khác nhau trong vùng tuỳ thuộc vào sự chuyên môn hoá và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của vùng. Trong mỗi vùng kinh tế, bên cạnh các ngành sản xuất chuyên môn hoá, cần phát triển hợp lý một hợp thể các ngành kinh tế khác để tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn đầy đủ nhất, kinh tế nhất, hợp lý nhất nhu cầu nguyên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng… cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong vùng. Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm ba nhóm ngành chủ yếu là: Các ngành sản xuất chuyên môn hóa; các ngành sản xuất bổ trợ và các ngành sản xuất phụ. Ở Việt Nam, các nhà lập quy hoạch vùng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cách q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phát triển liên kết vùng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phát triển nông nghiệp bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 217 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 210 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
12 trang 191 0 0
-
12 trang 188 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 171 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 166 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 142 0 0