Danh mục

Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liên văn bản (LVB – intertextuality) là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất nhưng đồng thời cũng là một trong những thuật ngữ khó xác định nhất trong lý thuyết văn học nửa sau thế kỷ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 1 Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 1 Liên văn bản (LVB – intertextuality) là một trong những thuật ngữ được sử dụngnhiều nhất nhưng đồng thời cũng là một trong những thuật ngữ khó xác định nhất trong lýthuyết văn học nửa sau thế kỷ XX. Theo nghĩa rộng nhất khái niệm này có thể được xác địnhnhư là “sự tương tác của các văn bản”, nhưng tùy thuộc vào các lập trường triết học vànghiên cứu của nhà khoa học mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi. Đứng ở một đầu là các tác giả hiểu LVB như một thủ pháp văn học xác định (tríchdẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); cách hiểu như thế đòi hỏi sự hiện diện củavăn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó. Trong cách tiếp cậnnày không có gì mới ngoài thuật ngữ được dùng để biểu thị các hiện tượng văn học vốn cũngcổ xưa như chính văn học. Ở đầu bên kia LVB được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản (“bất kỳ vănbản nào cũng là liên văn bản”, R. Barthes), tức là được nhận định như là sự xóa nhòa ranhgiới giữa các văn bản của các tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ môcủa truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau (không nhất thiếtlà mang tính nghệ thuật), giữa văn bản và độc giả, và cuối cùng, giữa các văn bản và hiệnthực. Như vậy LVB mô tả không phải hiện tượng văn học, mà một quy luật khách quan nàođấy của sự tồn tại của loài người nói chung. Chính đấy là cách diễn dịch gốc, “từ ruột mà ra”, của thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiệntrong công trình của Julia Kristeva “Bakhtin, ngôn từ, đối thoại, tiểu thuyết” (1967). Về saukhái niệm LVB được triển khai gắn với những tư tưởng gần gũi trong lý thuyết của các nhàhậu cấu trúc luận (post-structuralist) Pháp (R. Barthes, J. Derrida, J. Lacan, M. Foucault, J-F.Lyotard, G. Deleuze, F. Guattari) và được các nhà giải cấu luận (deconstructivist) Mỹ (P. deMan, H. Bloom, J. Harmann, J. H. Miller) vay mượn với ý nghĩa gần như nghĩa gốc. Theoquan niệm của họ, thế giới hiện ra với chủ thể trong ngôn ngữ; điều đó nghĩa là cả thế giới, cảtâm lý của chủ thể đều được cấu trúc theo các quy luật ngôn ngữ (tâm phân học của J.Lacan); ngôn ngữ bị mất đi chức năng biểu hiện và không còn là cái biểu đạt siêu nghiệm (J.Derrida), và như vậy, ý nghĩa nảy sinh không phải trong sự mô phỏng (mimesis), mà trong kýhiệu (semiosis), tức là trong trò chơi tự do với nghĩa của các văn bản văn hóa. Như R. Barthes viết, “mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác,nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó;mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyếtthống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắtđược nhưng đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không để trong ngoặc kép”(1).Tức là theo R. Barthes, bất kỳ văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơicó rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái nào là gốc cả. Vào nửasau thập niên tám mươi, chịu ảnh hưởng các tư tưởng của M. Foucault và các nhà giải cấuluận cánh tả Mỹ, khái niệm LVB đã bị chính trị hóa và giờ đây bao trùm “các kiểu thực hànhdiễn ngôn” trong tất cả các lĩnh vực tri thức: tôn giáo, sử học, xã hội học, v.v... Nếu LVB như một thủ pháp văn học, như sự tương tác của các văn bản có tác giả baogiờ cũng tồn tại, và chỉ kiểu loại và những quy luật tương tác là thay đổi tùy thuộc vào các mãvăn học của các thời đại, thì LVB theo nghĩa nguyên khởi của thuật ngữ - như là cơ chế vậnhành của hiện thực được văn bản hóa, nằm ngoài ý muốn của các tác giả văn bản - lại do tâmthức của thế kỷ XX sinh ra. Chính trong thế kỷ này LVB đã trở thành quan niệm trung tâm vềmột bức tranh thế giới xác định, cụ thể là quan niệm thế giới như một văn bản, điều này đượcthể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện đại. Trong truyện ngắn Thư viện Babylon (1944)của H.L. Borges Vũ Trụ, được gọi bằng cái tên Thư Viện, không phải được làm bằng các vậtthể và biến cố, mà bằng các cuốn sách xếp theo thứ tự chặt chẽ trên vô số các giá sách vàkhông cách gì đọc đúng được. Cư dân của cái Thư Viện-Vũ Trụ đó chỉ làm mỗi việc là lýgiải sách, việc này dẫn tới chỗ vừa có thể thấy chúng là vô tích sự lại cũng vừa có thể tin làchúng có khả năng giải thích được sự huyền bí của tồn tại. Mà nói chung toàn bộ thế giớinghệ thuật của Borges về cơ bản cũng không phải xây nên từ các truyện kể truyền thống vềcon người và số phận, mà là từ những sự lý giải các văn bản hiện tồn và hư cấu - các cuốnsách, các bản thảo, các chuyện truyền miệng. “Đọc hết năm trăm trang chỉ để lần theo sự pháttriển của một tư tưởng có thể nói miệng trong vài phút! Thế thì tốt hơn là cứ làm ra vẻ cuốnsách này đã có và đưa ra bản tóm tắt, bình chú” - các truyện ngắn Orbis Tertius, Cái chết vàchiếc la bàn, Truyện về người chiến binh và nữ tù nhân, v.v... được dựng theo mô hình này.Như vậy, thay thế cho tác giả-người sáng tạo là tác giả-người bình chú hay tác giả-người sưutập, như trong truyện ngắn Lĩnh vực của Pascal, một truyện không chứa đựng cốt truyện,nhưng là lịch sử của quan niệm, đúng hơn là lịch sử của sự hình thành quan niệm, nó là sự tậphợp các trích dẫn và những sự bình chú về chúng. Quan niệm LVB gắn với sự giảm trừ không chỉ vai trò của tác giả, mà còn vai trò củađộc giả, và của con người nói chung. Thế giới của văn bản tồn tại theo các quy luật tự trị, vàcon người chỉ là một phần của nó, tức là tất cả đều là trường của trò chơi LVB. Khái niệm tácgiả bị thay bằng khái niệm người ghi (R. Barthes), thủ thư (J. Faules, H.L. Borges) mà quyềnhành của họ chỉ là hòa trộn các kiểu viết khác nhau. Véctơ ý thức tác giả thay đổi: tác giảhiểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: