Danh mục

Liệt phân kỳ (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liệt phân kỳ là một rối loạn vận nhãn ít gặp và hiếm trên thực tế lâm sàng. Triệu chứng điển hình là ở người già thấy song thị xuất hiện đột ngột. Song thị xuất hiện khi nhìn xa nhưng biến mất khi nhìn gần.Cơ chế hoạt động phân kỳ còn nhiều điểm đáng bàn cãi. Nghiên cứu điện cơ cho thấy có mối liên quan giữa hoạt động phân kỳ với những xung quanh hoạt động của cơ trực ngoài (LR). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liệt phân kỳ (Kỳ 1) Liệt phân kỳ (Kỳ 1) Liệt phân kỳ là một rối loạn vận nhãn ít gặp và hiếm trên thực tế lâm sàng.Triệu chứng điển hình là ở người già thấy song thị xuất hiện đột ngột. Song thịxuất hiện khi nhìn xa nhưng biến mất khi nhìn gần. Cơ chế hoạt động phân kỳ còn nhiều điểm đáng bàn cãi. Nghiên cứu điệncơ cho thấy có mối liên quan giữa hoạt động phân kỳ với những xung quanh hoạtđộng của cơ trực ngoài (LR). Sự tồn tại và vị trí của trung tâm phân kỳ đến nay vẫn còn đang đượcnghiên cứu, nhưng nó đã được thừa nhận là có ở một số nơi và chủ yếu ở não giữavà cầu não, nơi mà chứa trung tâm chi phối vận nhãn, chéo lớn và nhân dây dạng.Nghiên cứu trên chỉ cho thấy tế bào phân kỳ nằm ở vùng tạo lưới của não giữangay vùng lưng và ngoài của nhân vận nhãn. Jampolsky lý giải rằng có sự tồn tại của trung tâm phân kỳ và không chorằng liệt phân kỳ là một biểu hiện lâm sàng. Ông cho rằng nếu liệt trung tâm phân kỳ thì bệnh nhân sẽ không có khảnăng phân kỳ và như vậy chức năng hợp thị - phân kỳ sẽ được chứng minh ở tất cảbệnh nhân được gọi là liệt phân kỳ bằng cách kích thích những chức năng ch ưabao giờ được sử dụng sau khi sự hợp thị đã được hồi phục bằng cách điều chỉnhlăng kính đầy đủ. Đặc điểm lâm sàng Những triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng được Parinaud miêu tả năm 1883và được Duane giải thích kỹ năm 1899. Bielschowsky tóm tắt thành những tiêu chuẩn chẩn đoán sau: (1) song thị đồng danh (homonymous) khi nhìn xa (10 - 20 inches); (2) độ lác ổn định khi nhìn ra ngoài; (3) hết lác (orthopia) và hợp thị khi nhìn gần và (4) vận nhãn một mắt (duction) hoặc hai mắt (vertion) tốt. Tăng áp lực nội sọ, u nội sọ, chấn thương vùng đầu và những tổn thươngmạch ở hệ thần kinh trung ương là những rối loạn thần kinh có thể phối hợp vớiliệt phân kỳ. Trong y văn đã báo cáo một ca sau uống Diazepam bị liệt phân kỳ. Một sốtrường hợp song thị biến mất khi nguyên sinh bệnh được giải quyết. Liệt phân kỳđã là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh nhân liệt vận nhãn (ophthalmoplegia) với hộichứng Miller-Fisher. Liệt phân kỳ cũng có thể là một dấu hiệu độc lập và là biểu hiện của mộtkhiếm khuyết thần kinh ở những người lớn tuổi khoẻ mạnh. Trong một nghiên cứutheo dõi lâu dài trên 8 bệnh nhân của Krohel và cộng sự không cho thấy có dấuhiệu thần kinh nào xuất hiện thêm ngoài liệt phân kỳ mặc dù song thị vẫn tồn tại. Chẩn đoán Thăm khám lâm sàng Đo độ lác đặc biệt lưu ý ở vị trí liếc ra ngoài để đánh giá mức độ lác khôngổn định. thường bệnh nhân có độ lác trong nhỏ, ổn định, th ường khoảng 12 -15PD, có thể gặp lác đến 30DP mặc dù hiếm. Khi nhìn gần thường không lác hoặc có độ lác nhỏ. Khi đánh giá vận nhãncần lưu ý vận nhãn ngang. Vận nhãn ngang và đứng bình thường trong liệt phânkỳ những lại hạn chế trong liệt dây VI là một bệnh có thể nhầm với phân kỳ. Việc đánh giá chức năng của dây VI là cần thiết giúp cho việc chẩn đoánchính xác có liệt phân kỳ hay không. Bedrossian đã giới thiệu đồ thị trường địnhthị chính xác để bộc lộ sự hạn chế tối thiểu vận nh ãn ra ngoài và tìm kiếm runggiật nhãn cầu khi nhìn ra ngoài tối đa để phát hiện vi liệt dây TK VI trên lâm sàng. Một liên quan quan trọng nhất là liệu liệt phân kỳ mới xuất hiện có phải làmột biểu hiện biệt lập không. Những bệnh nhân như vậy cần phải được khám xét về chuyên khoa thầnkinh để phát hiện những trường hợp tăng áp lực nội sọ và XQ não để phát hiện rabất kỳ tổn thương thần kinh trung ương. Nếu việc khám xét không tìm ra bất thường gì thì phải theo dõi định kỳthường xuyên. Những bệnh nhân có bất th ường hoặc những triệu chứng ngày càngphát triển cần phải thăm khám có hệ thống toàn bộ hệ thần kinh.

Tài liệu được xem nhiều: