Loại khoai môn KM-1
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 132.16 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50-60 tấn/ha, năng suất dọc, lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phá triển thành công từ nguồn gen khoai tía riềng thu thập từ Nam Định. Giống KM-1 có thể trồng được cả ở những chân ruộng trũng, lầy thụt hoặc trên những ruộng cạn ở những nơi đủ nước tưới. Củ và dọc lá có hàm lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loại khoai môn KM-1 Loại khoai môn KM-1 Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50-60 tấn/ha, năng suất dọc, lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phá triểnthành công từ nguồn gen khoai tía riềng thu thập từ Nam Định.Giống KM-1 có thể trồng được cả ở những chân ruộng trũng, lầy thụt hoặc trênnhững ruộng cạn ở những nơi đủ nước tưới. Củ và dọc lá có hàm lượng đạm cao,đạt trên 8% tổng số chất khô, thành phần chất khô đạt trên dưới 40%, thích hợpdùng làm nguyên liệu cho chế biến hoặc làm thức ăn trực tiếp cho gia súc, gia cầm(chủ yếu lợn và gia cầm).Hướng dẫn qui trình trồng, chăm sóc- Chọn giống: Chọn những cây khoai tốt, không bị sâu bệnh để làm giống. Gốchom được cắt từ nách lá (sẹo lá) thứ 3 từ trên xuống, cắt bỏ các dọc lá ở phía trên,chỉ để lại phần dọc dài 25-30cm.- Thời vụ trồng: Khoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm.Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Với các tỉnh phíaNam nên xuống giống từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau.Với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, khoai môn KM-1có thể trồng quanh năm, nhưng vụ xuân là thích hợp nhất, cho năng suất cao nhất(trồng tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch).- Chọn và làm đất: KM-1 có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất vàn đến đấttrũng nhưng cần chủ động nguồn để tưới. Tùy thuộc tình hình đất đai, có 2 cáchtrồng: nếu trồng trên đất cạn, cần cày sâu bừa kỹ, làm nhỏ đất để trồng như vớinhiều loại cây trồng khác, tưới nước đủ ẩm sau khi trồng. Với ruộng ngập n ước,cần cày sâu 12-15cm, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng và nhặt sạch cỏ dại. Lên luốngrộng 1-1,2m, cao 5-10cm. Đất lưu bùn cần được đánh luống cao để khoai không bịngập úng lâu.- Cách trồng: Mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 35-45cm, cây cách cây 25-30cm(đất tốt trồng thưa hơn, 6 cây/m2; đất xấu trồng dày hơn, 7 cây/m2). Khi cây đãbén rễ, tiến hành rút hết nước, chỉ để ruộng đủ ẩm.- Phân bón: Khoai môn KM-1 là giống cây chịu thâm canh nên cần lượng phânbón nhiều, đặc biệt là nên sử dụng nhiều phân chuồng, phân hữu cơ được ủ hoaimục để bón lót trước khi trồng. Trước tình trạng thiếu nguồn phân chuồng nh ưhiện nay thì kinh nghiệm dùng rơm rạ để thay thế của bà con nông dân Nam Địnhlà giải pháp tích cực cần được phổ biến và nhân rộng.Lượng phân bón được tính cho 1 sào Bắc bộ bao gồm: 500kg phân chuồng hoaimục (hoặc 1 tấn rơm rạ khô; có thể dùng 3kg rơm rạ khô hay 2,5kg trấu thay cho1kg phân chuồng) + 40kg NPK tổng hợp (5:10:3) + 7kg phân đạm ur ê + 15-20kgvôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng + 20kg NPK, 2 kg urê; trồng xong phủ lênmặt luống 500kg rơm rạ. Bón thúc đợt 1 sau khi trồng 20-25 ngày 2,5kg đạm urê.Thúc đợt 2 sau trồng 50-60 ngày 2,5kg đạm urê; thúc đợt 3 sau trồng 100-120ngày 20kg NPK và phủ tiếp lên mặt luống 500kg rơm rạ.- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, phát hiện để có biện pháp phòng trừkịp thời các đối tượng sâu bệnh hại như: sâu khoang, nhện đỏ hại chồi non, hại lá;bệnh héo cây do vi khuẩn, bệnh cháy lá do nấm…- Thu hoạch: Có thể tỉa bớt dọc và lá làm thức ăn cho gia súc trong quá trình câysinh trưởng mạnh. Khi thấy 2/3 lá chuyển vàng và rũ xuống thì tiến hành thuhoạch củ. Giữ khô mặt ruộng trước khi thu hoạch 20 ngày vừa dễ thu hoạch, vừatránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phân loại củ để có cách sử dụnghợp lý: lấy hom làm giống cho vụ sau. Theo www.azgo.vn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loại khoai môn KM-1 Loại khoai môn KM-1 Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50-60 tấn/ha, năng suất dọc, lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phá triểnthành công từ nguồn gen khoai tía riềng thu thập từ Nam Định.Giống KM-1 có thể trồng được cả ở những chân ruộng trũng, lầy thụt hoặc trênnhững ruộng cạn ở những nơi đủ nước tưới. Củ và dọc lá có hàm lượng đạm cao,đạt trên 8% tổng số chất khô, thành phần chất khô đạt trên dưới 40%, thích hợpdùng làm nguyên liệu cho chế biến hoặc làm thức ăn trực tiếp cho gia súc, gia cầm(chủ yếu lợn và gia cầm).Hướng dẫn qui trình trồng, chăm sóc- Chọn giống: Chọn những cây khoai tốt, không bị sâu bệnh để làm giống. Gốchom được cắt từ nách lá (sẹo lá) thứ 3 từ trên xuống, cắt bỏ các dọc lá ở phía trên,chỉ để lại phần dọc dài 25-30cm.- Thời vụ trồng: Khoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm.Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Với các tỉnh phíaNam nên xuống giống từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau.Với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, khoai môn KM-1có thể trồng quanh năm, nhưng vụ xuân là thích hợp nhất, cho năng suất cao nhất(trồng tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch).- Chọn và làm đất: KM-1 có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất vàn đến đấttrũng nhưng cần chủ động nguồn để tưới. Tùy thuộc tình hình đất đai, có 2 cáchtrồng: nếu trồng trên đất cạn, cần cày sâu bừa kỹ, làm nhỏ đất để trồng như vớinhiều loại cây trồng khác, tưới nước đủ ẩm sau khi trồng. Với ruộng ngập n ước,cần cày sâu 12-15cm, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng và nhặt sạch cỏ dại. Lên luốngrộng 1-1,2m, cao 5-10cm. Đất lưu bùn cần được đánh luống cao để khoai không bịngập úng lâu.- Cách trồng: Mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 35-45cm, cây cách cây 25-30cm(đất tốt trồng thưa hơn, 6 cây/m2; đất xấu trồng dày hơn, 7 cây/m2). Khi cây đãbén rễ, tiến hành rút hết nước, chỉ để ruộng đủ ẩm.- Phân bón: Khoai môn KM-1 là giống cây chịu thâm canh nên cần lượng phânbón nhiều, đặc biệt là nên sử dụng nhiều phân chuồng, phân hữu cơ được ủ hoaimục để bón lót trước khi trồng. Trước tình trạng thiếu nguồn phân chuồng nh ưhiện nay thì kinh nghiệm dùng rơm rạ để thay thế của bà con nông dân Nam Địnhlà giải pháp tích cực cần được phổ biến và nhân rộng.Lượng phân bón được tính cho 1 sào Bắc bộ bao gồm: 500kg phân chuồng hoaimục (hoặc 1 tấn rơm rạ khô; có thể dùng 3kg rơm rạ khô hay 2,5kg trấu thay cho1kg phân chuồng) + 40kg NPK tổng hợp (5:10:3) + 7kg phân đạm ur ê + 15-20kgvôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng + 20kg NPK, 2 kg urê; trồng xong phủ lênmặt luống 500kg rơm rạ. Bón thúc đợt 1 sau khi trồng 20-25 ngày 2,5kg đạm urê.Thúc đợt 2 sau trồng 50-60 ngày 2,5kg đạm urê; thúc đợt 3 sau trồng 100-120ngày 20kg NPK và phủ tiếp lên mặt luống 500kg rơm rạ.- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, phát hiện để có biện pháp phòng trừkịp thời các đối tượng sâu bệnh hại như: sâu khoang, nhện đỏ hại chồi non, hại lá;bệnh héo cây do vi khuẩn, bệnh cháy lá do nấm…- Thu hoạch: Có thể tỉa bớt dọc và lá làm thức ăn cho gia súc trong quá trình câysinh trưởng mạnh. Khi thấy 2/3 lá chuyển vàng và rũ xuống thì tiến hành thuhoạch củ. Giữ khô mặt ruộng trước khi thu hoạch 20 ngày vừa dễ thu hoạch, vừatránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phân loại củ để có cách sử dụnghợp lý: lấy hom làm giống cho vụ sau. Theo www.azgo.vn
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nông nghiệp kỹ thuật trồng trọt kinh nghiệm trồng trọt tài liệu trồng trọt phân bón thích hợp cho cây khoai môn KM-1Gợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 99 0 0
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 62 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 58 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 50 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 48 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 47 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 46 0 0 -
4 trang 43 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 40 0 0 -
8 trang 39 0 0