Danh mục

Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Jack London (1876 - 1916) và Ernest Hemingway (1899 - 1961) là hai nhà văn lớn của nước Mĩ và của nhân loại. Năm 1899, khi J.London có tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí cũng là năm E.Hemingway chào đời. Xét về tuổi tác, họ cách nhau một thế hệ. Tuy nhiên hai nhà văn này có những điểm giống nhau cả về cuộc đời và văn chương. Tại Việt Nam, đây là hai tác giả văn học nước ngoài có nhiều tác phẩm được dịch, phổ biến, nghiên cứu, lựa chọn để giảng dạy trong các nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 57-63 LOÀI VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA JACK LONDON VÀ ERNEST HEMINGWAY Lê Lâm Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn 1. Đặt vấn đề Jack London (1876 - 1916) và Ernest Hemingway (1899 - 1961) là hai nhà văn lớn của nước Mĩ và của nhân loại. Năm 1899, khi J.London có tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí cũng là năm E.Hemingway chào đời. Xét về tuổi tác, họ cách nhau một thế hệ. Tuy nhiên hai nhà văn này có những điểm giống nhau cả về cuộc đời và văn chương. Tại Việt Nam, đây là hai tác giả văn học nước ngoài có nhiều tác phẩm được dịch, phổ biến, nghiên cứu, lựa chọn để giảng dạy trong các nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học. 2. Nội dung nghiên cứu Hình tượng loài vật từ lâu đã trở nên quen thuộc trong các sáng tác văn chương. Chúng là những đối tượng mà văn học chiếm lĩnh để phản ánh hiện thực. Tuy có thể có sự khác nhau trong phương thức thể hiện nhưng ở mỗi thời đại, mỗi một quốc gia, hình tượng loài vật vẫn tồn tại theo suốt quá trình hình thành và phát triển của lịch sử văn học. Ở các sáng tác của J.London và E.Hemingway, hình tượng loài vật có tần suất xuất hiện với số lượng lớn. Điều này không mới nhưng bằng tài năng và sự trải nghiệm với cuộc sống, cả hai nhà văn đã tạo nên những phương thức thể hiện độc đáo, qua đó chuyển tải ý đồ nghệ thuật của mình. Một số loài vật đã trở thành những hình tượng bất hủ trong các sáng tác của J.London và E.Hemingway. Tiếng gọi nơi hoang dã là tác phẩm nổi tiếng của J.London. Loài vật trong tác phẩm này có nhiều đặc tính nổi bật giống với loài vật mà E.Hemingway miêu tả. Dấu ấn hoang dã ở thế giới loài vật trong sáng tác của Hemingway rất đậm nét. Đa phần những con vật mà ông thể hiện đều là thú hoang. Chúng tôi đã khảo sát 33 tác phẩm của Hemingway có đề cập đến hình tượng loài vật, chỉ có 6 tác phẩm nhắc đến những con vật nuôi. Ngay cả những con vật nuôi này cũng mang 57 Lê Lâm chất hoang dã. Đây là những con vật không thể thuần hoá, những “con vật bất kham”. Để lý giải hiện tượng chênh lệch này, điểm đầu tiên phải xuất phát từ những lý do: Hemingway là người sống gắn bó với thiên nhiên, cuộc đời ông gắn liền với những cuộc săn (mà hiếm ai đi săn những con vật mình nuôi) nên dấu ấn hoang dã luôn in đậm trong ông. Không những thế, Hemingway còn là người ưa tự do phóng túng (thậm chí báo Revolucion CuBa, số ra ngày 14/8/1961 còn nhận định rằng Hemingway giống như một con thú không thể thuần hóa) nên những con thú hoang và cuộc sống tự do của chúng đã để lại ấn tượng mạnh trong ông. Đối với J.London, những con vật nhà văn lựa chọn đưa vào trong tác phẩm bao gồm cả vật nuôi đã thuần chủng và loài vật hoang dã. Thế giới loài vật trong các sáng tác của J.London không đa dạng như trong các sáng tác của E.Hemingway. Người ta thường biết đến J.London với hình tượng loài chó (chó nhà và chó sói), là loài vật biểu tượng cho lòng trung thành (các nhà khoa học đã chứng minh chó là một trong những loài được con người thuần dưỡng sớm nhất). Tuy nhiên ngay ở cả những con vật tưởng như thuần hoá một trăm phần trăm vẫn tồn tại “nỗi khao khát hoang sơ” [1;373]. Khát vọng hoang dã luôn tiềm ẩn trong những con vật này, chỉ chờ có cơ hội là trỗi dậy mạnh mẽ. Dấu ấn hoang dã thể hiện rõ qua nhiều hình tượng loài vật mà J.London và E.Hemingway miêu tả. Tuy nhiên vấn đề không chỉ có vậy. Tiếng gọi hoang dã không dừng lại ở các sáng tác của hai nhà văn này. Nhìn một cách tổng quát, đây là một trong những đặc điểm dễ nhận biết ở các tác phẩm có đề cập đến hình tượng loài vật. Thế giới hoang dã chính là “cội nguồn nguyên thuỷ” [1;25]. Trở về với nó chính là trở về với những gì tốt đẹp nhất. Đối với loài vật, thế giới hoang dã là thế giới của tự do, của nguồn sống bất diệt. Tiếng gọi hoang dã là tiếng gọi đến với tự do. Việc con người không thể tách con vật khỏi thế giới hoang dã trong các sáng tác của Ernest Hemingway cũng như hành trình trở về với thế giới hoang sơ của loài vật trong sáng tác của Jack London có thể lí giải và chứng minh điều đó. 2.1. Loài vật và thế giới con người Văn chương viết về con người, về cuộc sống. Loài vật, kể cả vật nuôi và vật hoang dã chính là một phần của cuộc sống. Vì vậy những tác phẩm văn chương có đề cập đến hình tượng loài vật cũng không có gì là lạ. Quan trọng là qua hình tượng ấy nhà văn chuyển tải được ý đồ nghệ thuật gì. - Cho họ (con người) những bài học: Không giống như truyện ngụ ngôn mang đến những bài học luân lí từ những con vật được nhân hoá, trong các sáng tác của J.London và E.Hemingway, những con vật có đời sống riêng của giống loài. Lê Đình Cúc đã có nhận xét về các con vật trong sáng tác của J.London: ...

Tài liệu được xem nhiều: