Danh mục

Lời Nói Phải Trúng Vào Điểm Mấu Chốt

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.36 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học trò của MặcTử là Tử Cầm đã từng hỏi ông: “Nói nhiều thì tốt hay không tốt?“, Mặc Tử đã nói ví để chỉ bảo học trò: “Con ếch trong ao, hồ từ sáng đến tối vẫn kêu uôm uôm, con ruồi trong hố phân cả ngày cứ vo ve vo ve, thế nhưng ai thèm để ý đến chúng? Còn như chú gà trống gáy báo sáng hàng ngày, chỉ một tiếng gà dài, người trong khắp thiên hạ đều tỉnh giấc, nhanh chóng thức dậy.“ Tử Cầm gật đầu, cậu đã hiểu rõ lời dạy của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lời Nói Phải Trúng Vào Điểm Mấu Chốt Lời Nói Phải Trúng Vào Điểm Mấu Chốt Học trò của MặcTử là Tử Cầm đã từng hỏi ông: “Nói nhiều thì tốt hay không tốt?“, Mặc Tử đã nói ví để chỉ bảo học trò: “Con ếch trong ao, hồ từ sáng đến tối vẫn kêu uôm uôm, con ruồi trong hố phân cả ngày cứ vo ve vo ve, thế nhưng ai thèm để ý đến chúng? Còn như chú gà trống gáy báo sáng hàng ngày, chỉ một tiếng gà dài, người trong khắp thiên hạ đều tỉnh giấc, nhanh chóng thức dậy.“ Tử Cầm gật đầu, cậu đã hiểu rõ lời dạy của thầy mình. “Nói nhiều thì có tác dụng gì? Vào thời điểm quan trọng, một hai câu cũng đủ rồi“. Tục ngữ nói: “Đánh rắn phải đánh dập đầu“. Tại sao lại phải đánh dập đầu? Chính vì đó là chỗ hiểm yếu nhất của con rắn. Cũng như vậy, khi nói chuyện cũng cần ngắn gọn, “chích đúng vào mạch máu“, đâm đúng chỗ hiểm. Chỉ khi nào lời nói của bạn vào đúng điểm mấu chốt, bạn mới có thể làm người khác rung động, từ đó mà đạt được mục đích nói chuyện của mình. Một lời nói của Lưu Bị giết chết cả Lã Bố. Những người thường xem “Tam Quốc diễn nghĩa“ luôn cảm thấy Lưu Bị là “một cái thùng cơm lớn“ (ý nói kẻ vô dụng), bình thường chỉ biết giả nhân giả nghĩa, khi gặp việc lớn thì khóc lóc sướt mướt, ngay cả khi làm tân lang vào động phòng cũng cần Triệu Tử Long bảo vệ. Thực ra, chính là chưa hiểu về Lưu Bị. Người hiểu Lưu Bị như Gia Cát Lượng đã khen vị Lưu Hoàng Thúc này là “tài mỹ cái thế“ nếu không, làm sao ông ta có thể cam tâm tình nguyện, vì Lưu Bị mà “cúc cung tận tuỵ, tử nhi hậu kỷ“ được? Ngay cả Tào Tháo uy danh bốn bể cũng phải ca ngợi Lưu Bị là “anh hùng trong thiên hạ“, nếu không việc gì mà Tào Tháo cứ phải bố trí phòng vệ Lưu Bị ở khắp nơi. Chúng ta nói Lưu Bị là “một kẻ vô dụng“ đó là vì chúng ta bị “một chiếc lá che khuất tầm nhìn“ mới “không thấy được núi Thái Sơn“. Thực ra, học vấn, hiểu biết, quyết sách, tài ứng biến, cách dùng người, sự mưu trí của Lưu Bị không điểm nào không đạt đến đỉnh điểm, còn như tài nói chuyện thì “một lời làm kinh động bốn cõi“. Nhân tiện, xin mời độc giả xem đoạn miêu tả đặc sắc hồi thứ 19, Tam Quốc Diễn Nghĩa: “Hạ Khưu thành, Tào Tháo long binh, Bạch Môn hầu Lã Bố mất mạng“. Khi Tào Tháo tiễn Trần Cung xuống dưới lầu (Tào Tháo đã bắt ân nhân cứu mạng mình là Trần Cung, một mưu sỹ của Lã Bố, vì khuyên hắn đầu hàng không thành nên muốn lấy đầu của hắn, nhưng vẫn cứ giả bộ tiễn Trần Cung xuống lầu). Lã Bố nói với Huyền Đức (tức Lưu Bị) rằng: “Ngài là thượng khách, Lã Bố tôi là kẻ bị cầm tù, sao ngài không nói một lời để giảm nhẹ cho tôi? “ Huyền Đức gật đầu, khi Tào Tháo trở lại, Lã Bố nói: “Mối hoạ của Minh công (tức Tào Tháo) chẳng qua chỉ là Lã Bố (ý muốn nói người mà Tào Tháo sợ nhất chính là Lã Bố ta đây). Lã Bố nay đã hàng phục. Minh công là đại tướng, Lã Bố làm phó, việc lập thiên hạ sẽ đâu khó khăn gì“. Tào Tháo quay sang hỏi Huyền Đức: “Ông thấy thế nào?“ Huyền Đức đáp: “Ông còn nhớ việc việc Đinh Kiến Dương và Đổng Trác không? “ Lã Bố nhìn Huyền Đức nói: “Đó là kẻ bất tín nhất trên đời“. Thế là Tào Tháo cho người đưa Lã Bố xuống treo cổ. Đinh Kiến Dương, người mà Lưu Bị nhắc đến ở đây chính là Đinh Nguyên, từng làm quan Thứ sử ở Hình Châu, là người cha nuôi đầu tiên của Lã Bố. Sau này, Đổng Trác dùng kế của Lý Nho, đem ngựa Xích thố và chức quan cao bổng lộc mua chuộc Lã Bố, Lã Bố liền quay mũi giáo đánh lại đâm chết Đinh Nguyên, chạy sang với Đổng Trác, lạy Đổng Trác làm cha nuôi. Về sau, Vương Xung dùng liên hoàn kế mỹ nhân, chia rẽ quan hệ giữa Lã Bố và Đổng Trác, thế là Lã Bố liền tự tay giết chết Đổng Trác. Lần này Lã Bố bị Tào Tháo bắt, Tào Tháo vốn cũng có ý muốn dùng Lã Bố. Nhưng chỉ một lời nói của Lưu Bị nhắm trúng đích đã làm thay đổi tất cả. Hai người cha nuôi của Lã Bố đều bị chết trong tay hắn, làm sao Tào Tháo không hiểu được điều đó. Như vậy, một câu nói quan trọng của Lưu Bị đã lấy đi tính mạng của Lã Bố. Điều này vừa thể hiện Lưu Bị là một bậc anh hùng mưu lược, có tầm nhìn sâu rộng, vừa thể hiện Lưu Bị có tài ăn nói của một nhân vật trí dũng kiệt xuất. Lưu Bị biết rõ tuy lúc đó mình là thượng khách của Tào Tháo, nhưng đây chỉ là kế hoãn binh tạm thời, trong tương lai, Tào Tháo hẳn sẽ là đối thủ số một của mình. Nếu như để Tào Tháo giữ lại một mãnh tướng như Lã Bố (ở cửa Hổ Lao, ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi phải cùng liên thủ mới thắng được Lã Bố) thì hẳn sẽ khác nào hổ chắp thêm cánh. Đương vào lúc quan trọng này, muốn thuyết phục để Tào Tháo giết Lã Bố thì phải nói trúng điểm then chốt nhất. Vì cả đời Tào Tháo vốn đa nghi, đối với Lưu Bị cũng rất cảnh giác, không thể nói lỡ lời, nếu như để Tào Tháo biết được suy tính của mình thì sẽ đem đến phiền phức cho bản thân. Vậy phải làm thế nào? Lưu Bị nghĩ không được nhiều lời mà phải một lời trúng đích. Vì thế câu “Ông còn nhớ chuyện Đinh Kiến Dương và Đổng Trác không?“ chỉ là buột miệng nói ra, chỉ mười một chữ ngắn ngủi, một mặt đã giáng một đòn chí mạng vào Lã Bố - Vong ân bội nghĩa, chỉ thích quay mũi giáo đánh lại. Mặt khác nó đã đá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: