Danh mục

Lối tạo hình mới trong hội hoạ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.30 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(*) PIET MONDRIAN Bản dịch Hoàng Ngọc Biên PIET MONDRIAN (1872-1944) Piet Mondrian [Pieter Cornelis Mondriaan] sinh ngày 7 tháng 3 năm 1872 ở Amersfoort, Hà-lan. Cha ông hướng ông theo ngành dạy học, và ông có một bằng dạy vẽ. Năm hai mươi tuổi ông vào học hội hoạ ở Viện Mỹ Thuật Amsterdam và bắt đầu vẽ những phong cảnh hiện thực, trước tiên chịu ảnh hưởng những màu sắc rực rỡ của Van Gogh, rồi chuyển qua một hình thức dã thú và chọn cách điểm màu nguyên thủy kề cạnh nhau — thay thế những màu của tự nhiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lối tạo hình mới trong hội hoạ Lối tạo hình mới trong hội hoạ (*) PIET MONDRIAN Bản dịch Hoàng Ngọc Biên PIET MONDRIAN (1872-1944) Piet Mondrian [Pieter Cornelis Mondriaan] sinh ngày 7 tháng 3 năm 1872 ở Amersfoort, Hà-lan. Cha ông hướng ông theo ngành dạy học, và ông có một bằng dạy vẽ. Năm hai mươi tuổi ông vào học hội hoạ ở Viện Mỹ Thuật Amsterdam và bắt đầu vẽ những phong cảnh hiện thực, trước tiên chịu ảnh hưởng những màu sắc rực rỡ của Van Gogh, rồi chuyển qua một hình thức dã thú và chọn cách điểm màu nguyên thủy kề cạnh nhau — thay thế những màu của tự nhiên bằng những màu nguyên thủy. Ngay từ những thời kỳ đầu thẩm thức của ông rõ ràng nghiêng về một lối cấu trúc đường nét và sự đối chọi chặt chẽ giữa đường đứng và đường ngang. Bị cuốn theo các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại thời ấy, trong đó rất đáng kể trường phái lập thể [với ông là một mô thức lập thể phân tích], ông đến Paris năm 1912, ở đây ông khám phá Cézanne, Braque và Picasso. Ông bắt đầu đi tìm những lối phân rời hình thức, vẽ trừu tượng [loạt tranh CÂY] và sau đó vượt qua cả kinh nghiệm trừu tượng để đạt tới một nghệ thuật bất kể thực tại, sắp xếp liền nhau những đường thẳng và màu sắc theo một “lối biểu hiện tự do những tương quan” nhưng vẫn giữ “tính cách tương đối và giới hạn”: đường nét trong những “bố cục” ngày càng dơn giản và đầy tính cách và nhịp điệu của ông là những đường thẳng đứng hoặc ngang, và màu sắc giới hạn trong ba màu căn bản, đỏ, vàng, lam, hoặc những không-màu như trắng, đen, xám — các mảng màu như thế sẽ nằm gọn trong các hình vuông hoặc hình chữ nhật [loạt tranh MẶT TIỀN], sau này có khi là hình thoi. Năm 1914 Mondrian trở về Hà-lan thăm cha và do chiến tranh nên bị kẹt tại đây hai năm. Khi ông trở qua Paris khoảng 1919, một ngọn gió nghệ thuật khác đã khiến ông từ bỏ những chấn song để bước vào cái mà sau đó ông gọi là lối tạo hình mới.* Khi Thế chiến II sắp bùng nổ, ông qua London , và sau đó là New York . Ở Mỹ, bắt đầu năm1940, ông thay thế những đường nét đen bằng những dải màu gồm nhiều hình chữ nhật hay hình vuông màu nhỏ và đã đem lại cho tranh ông một thứ trữ tình “vui tươi”, cho nên nhiều người vẫn cho rằng vào những năm cuối đời, ông hoàn toàn thoát khỏi những ám ảnh [bấy giờ có khuynh hướng] gia tăng các đường thẳng màu đen, và đã quyết định bỏ mọi thứ màu đen trên tranh mình. Khi ông qua đời ngày 1 tháng 2 năm 1944 ở New York, báo chí nước Mỹ đã đồng thanh vinh danh, và ngày nay không ai không nhớ đến ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài của tác phẩm ông, được triển khai không những ở trường phái Bauhaus mà cả đến những nhóm nghệ thuật “Tròn và Vuông”, rồi “Trừu tượng - Sáng tạo” sau đó. -------------------- * néoplasticisme LỐI TẠO HÌNH MỚI TRONG HỘI HOẠ Đời sống của con người có kiến thức ngày nay dần dần từ bỏ những sự vật thiên nhiên để càng ngày càng trở nên một đời sống trừu tượng. Những sự vật thiên nhiên (bên ngoài) càng lúc càng trở thành máy móc, thì chúng ta nhận thấy sự lưu tâm chính yếu càng ngày càng hướng vào những sự vật bên trong. Đời sống của con người thật sự mới không thuần duy vật mà cũng không thuần tình cảm, trái lại nó biểu lộ ra như một đời sống tự trị hơn của tâm linh con người đang ý thức được sự hiện hữu của chính mình. Con người mới — dù là hợp nhất của thể xác, linh hồn và trí óc — cho ta thấy một ý thức đã thay đổi: tất cả các cách biểu hiện đời sống hiện ra dưới một khía cạnh khác, tôi muốn nói là dưới một khía cạnh trừu tượng tích cực hơn. Trong nghệ thuật cũng vậy. Nghệ thuật sẽ trở thành sản phẩm của một thứ đối tính khác trong con người: sản phẩm của một bên ngoài có kiến thức và của một bên trong ý thức hơn, và được đào sâu. Chỉ tiêu biểu thuần túy cho tâm linh con người, nghệ thuật sẽ phô diễn dưới một hình thức thẩm mỹ được lọc luyện, nghĩa là hình thức trừu tượng. Người nghệ sĩ thật sự mới ý thức tính cách trừu tượng trong một lúc cảm xúc vẻ đẹp, anh ta ý thức nhận rằng cảm xúc cái đẹp là một cảm xúc toàn thể, bao quát. Sự nhận thức đó có một hệ luận là lối tạo hình trừu tượng, vì con người chỉ liên kết với những gì phổ quát. Như vậy lối tạo hình mới sẽ không có hình thức của một sự tượng hình tự nhiên hay cụ thể, là sự tượng hình thật ra luôn luôn biểu lộ tới một mức độ nào đó cái phổ quát, hoặc, ít ra, cũng che giấu nó bên trong. Lối tạo hình mới này sẽ không thể trang bị bằng những gì biểu thị tính chất đặc biệt, nghĩa là hình thể và màu sắc thiên nhiên. Trái lại nó tìm ra được lối biểu hiện của nó trong sự trừu tượng hoá của mọi hình thể và màu sắc, nghĩa là bằng đường thẳng và bằng màu sắc sơ đẳng được xác định rõ ràng. Những cách thức biểu hiện phổ thông đó được khám phá ra trong hội hoạ mới do đường đi tới của một lối trừu tượng tiến hoá và hợp lý của hình thể và màu sắc. Một khi tìm được giải đáp rồi, người ta thấy xuất hiện, như tự nơi mình, sự biểu tượng đích xác của những tương quan duy nhất và, cùng với những tương quan đó, là yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: