Danh mục

Lợi thế so sánh hiện (Revealed Comparative Advantage RCA) trong xu hướng xuất khẩu của Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.90 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lợi thế so sánh hiện (RCA) được sử dụng để đo lường và đánh giá tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia. Bài viết này tập trung vào tính toán, phân tích lợi thế so sánh hiện trong xu hướng xuất khẩu và nhận diện một số vấn đề liên quan tới tiềm năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi thế so sánh hiện (Revealed Comparative Advantage RCA) trong xu hướng xuất khẩu của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng LỢI THẾ SO SÁNH HIỆN (REVEALED COMPARATIVE ADVANTAGE-RCA) TRONG XU HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ThS. Ông Nguyên Chương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tóm tắt: Lợi thế so sánh hiện (RCA) được sử dụng để đo lường và đánh giá tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia. Giai đoạn 2001 – 2017 cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tích cực từ chủ yếu dựa nhiều vào các sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động sang các sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn. Trong nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đa số các mặt hàng RCA > 1 và tăng liên tục. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của giá trị gia tăng nội địa trong kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng này còn tương đối thấp. Bài viết này tập trung vào tính toán, phân tích lợi thế so sánh hiện trong xu hướng xuất khẩu và nhận diện một số vấn đề liên quan tới tiềm năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ khóa: Lợi thế so sánh hiện RCA, mặt hàng xuất khẩu, giá trị gia tăng, Việt Nam 1. Phương pháp xác định lợi thế dựa vào Chỉ số Lợi thế so sánh hiện trong xuất khẩu (RCA) Trên cơ sở các lý thuyết mới về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, công trình nghiên cứu của Balassa (1965) đã đưa ra phương pháp đánh giá lợi thế so sánh bằng chỉ số RCA (Revealed Comparative Advantage) (hay còn gọi là chỉ số Balassa - Balassa Index (BI)) để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một quốc gia. Chỉ số RCA của quốc gia i đối với hàng hóa j thường được đo lường bằng tỷ số giữa tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa j trong xuất khẩu của quốc gia i so với tỷ trọng xuất khẩu của tất cả hàng hóa của quốc gia i trong tổng số xuất khẩu của thế giới, và được tính toán theo công thức: Trong đó: RCAij: Chỉ số lợi thế so sánh hiện trong xuất khẩu của quốc gia i đối với hàng hóa j; Xij: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa j của quốc gia i; : Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i; : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa j toàn cầu; : Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Nếu tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia i đối với hàng hóa j lớn hơn tỷ trọng hàng hóa đó trong tổng số xuất khẩu của thế giới, tức là RCAij > 1 thì quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh đối với hàng hóa j. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao. Ngược lại nếu RCAij < 1 thì quốc gia i không có lợi thế so sánh về trong xuất khẩu hàng hóa j. Ở Việt Nam, RCA được sử dụng để xác định lợi thế so sánh của các ngành trong các nghiên cứu của Nguyễn Quang Phục và nhóm tác giả (2011), Nguyễn Trung Kiên & Phan Văn Hòa (2012), Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (2011), Lê Xuân Tạo (2015), Võ Khắc Huy (2014), Lê Tuấn Lộc (2015), Võ Minh Sang & Đỗ Văn Xê (2016), Huỳnh Ngọc Chương & Nguyễn Thanh Trọng (2017). Nhìn chung chỉ số RCA được 78 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng dùng để đo lường lợi thế với 3 cách phổ biến: (i) Đo lường lợi thế so sánh trong một ngành nhất định bằng cách so sánh giá trị tính toán với 1; (ii) Xác định lợi thế giữa các ngành hàng trong phạm vi một quốc gia hay giữa các quốc gia bằng cách sử dụng bảng xếp hạng theo giá trị chỉ số RCA; và (iii) Xác định lợi thế so sánh (hay bất lợi) của một quốc gia qua các giai đoạn để đánh giá sự thay đổi trong cơ cấu ngành hàng có lợi thế so sánh theo thời gian (Elias Sanidas & Yousun Shin, 2010) (trích dẫn bởi Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê, 2016). 2. Lợi thế so sánh hiện trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2017 đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực từ chủ yếu dựa nhiều vào các sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, sản xuất hàng xuất khẩu phần lớn vẫn còn phải dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là giá trị gia tăng từ lao động. Năm 2001, trong nhóm 10 mặt hàng (theo phân loại HS 2 chữ số) có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và chiếm tỷ trọng khoảng 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 8 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 2 mặt hàng là Thiết bị điện, điện tử và Máy móc, thiết bị cơ khí có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 1); đến năm 2010 tỷ trọng của nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất chiếm 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 7 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 2 mặt hàng là Nhiên liệu khai khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất, Thiết bị điện, điện tử và Máy móc, thiết bị cơ khí có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 2); đến năm 2017 tỷ trọng của nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tăng lên hơn 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 8 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 2 mặt hàng là Máy móc, thiết bị cơ khí và Gương kính có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 3). Bảng 1. Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2001 (theo phân loại HS 2 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Nhiên liệu khai khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất 3.442,39 22,90 0,56 2,29 Thuỷ sản 1.735,74 11,55 4,12 ...

Tài liệu được xem nhiều: