Danh mục

Lớp Tảo silic (Bacillariophyceae)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.06 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tảo silic có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zắc, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng cây... Kích thước thay đổi từ vài mm đến 1 mm. Tế bào có nhân lưỡng bội. Đặc điểm của lớp tảo này là có thành tế bào gồm hai mảnh vỏ. Lớp trong là pectin, lớp ngoài là oxyd silic . Hai mảnh vỏ (nắp đậy và đáy) như hai cái nắp của một cái hộp nhỏ lắp khít vào nhau, bên trong chứa tế bào chất. Nhiều tảo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lớp Tảo silic (Bacillariophyceae) Lớp Tảo silic (Bacillariophyceae) Tảo silic có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng palmella,dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zắc, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng cây... Kíchthước thay đổi từ vài mm đến 1 mm. Tế bào có nhân lưỡng bội. Đặc điểm của lớptảo này là có thành tế bào gồm hai mảnh vỏ. Lớp trong là pectin, lớp ngoài là oxydsilic . Hai mảnh vỏ (nắp đậy và đáy) như hai cái nắp của một cái hộp nhỏ lắp khítvào nhau, bên trong chứa tế bào chất. Nhiều tảo silic có cấu trúc hoa văn trên mặtvỏ. Hoa văn cấu tạo bởi các lỗ nhỏ hay các rãnh nhỏ. Có khi có các khe hở. Một sốcó khả năng di động nhờ nội chất chuyển động trong các khe trên thành tế bào Cóthể phân biệt hai loại hình thái cơ bản:- Hình phóng xạ đối xứng: đa số có hình tròn, một số có hình tam giác, hình đagiác, hình bầu dục , hình trứng...- Hình dài, hai bên đối xứng nhau: có hình sợi, hình kim, hình bầu dục, hình trứng,hình trăng non, hình cung, hình chữ S, hình trụ, hình củ ấu, hình thuyền, hình vĩcầm...Tế bào chất trong suốt ,tạo thành lớp mỏng nằm bên dưới thành tế bào hay tạothành khối nhỏ ở trung tâm với nhiều sợi sinh chất nới với thành tế bào..Tảo si lic có màu vàng lục hay vàng nâu. Loại tảo silic trung tâm có sắc lạp hìnhhạt, hình đĩa nhỏ, gồm nhiều đĩa. Loại tảo silic lông chim có sắc lạp lớn hình phiếnchữ H hay hình sao, có 1-2 cái. Một số ít có nhiều đĩa nhỏ. Không có hạt pyrenoid,một số ít có hạt pỷenoid trần không có bao tinh bột. Sản phẩm đồng hóa từ CO 2 làlipid và chrysolaminaran, thường tụ lại thành các giọt chất dự trữ màu da cam.Ngoài ra còn có các giọt volutin màu xanh da trời. Trong tế bào tảo silic còn thấycó ty thể, bộ máy Golgi, các tấm thylakoid quang hợp, lục lạp (chloroplast)... Cấu trúc tế bào ở Tảo silic (theo http://www.thallobionta.szm.sk )Tảo silic sinh sản bằng các hình thức sau đây:- Phân cắt tế bào: đây là phương pháp phổ biến nhất. Khi đó nội chất phân đôi, haimảnh vỏ tách ta kềm theo một nửa nội chất, sau đó tự tổng hợp nên vỏ thứ hai.Các tê bào ở các thế hệ sau nhỏ hơi hai thế hệ đầu.- Sinh sản bằng bào tử tự thân: Khi các thế hệ sau có mảnh vỏ quá nhỏ chúng sẽhình thành nên vỏ tạm thời (perizonium). trong lớp vỏ đó tế bào lớn lên và tạothành bào tử tự thân (autospore). Bào tử đạt đến kích thước chuẩn sẽ tổng hợp nênhai nắp vỏ mới.- Gặp điều kiện bất lợi tảo silic hình thành bào tử nghỉ bằng cách chất tế bào mấtnước, co lại và tạo ra lớp vỏ tạm thời khá dầy, nhiều khi có gai nhưng vẫn nằmtrong nắp cũ.. Khi gặp điều kiện thận lợi trở lại thì nắp vỏ ngoài tan đi và nẩy mầmthành tế bào sinh trưởng bình thường.- Rất ít gặp sinh sản hữu tính ở tảo silic. Một số loài sinh sống ở nước ngọt có thểtiến đến gàn nhau, nội chất thoát ra khỏi nắp vỏ và tạo nên bao nhầy, sau đó phânchia giảm nhiễm tạo ra 4 nhân con. Hai nhân con về sau thoái hóa đi, hai nhân c ònlại sẽ biến thành 2 giao tử. Chúng kết hợp với 2 giao tử của 2 tế bào bên cạnh vàtạo thành 2 hợp tử. Hợp tử sẽ phát triển 2 nắp vỏ mới của tế bào. Một số tảo si lictrung tâm sống ở nước mặn hình thành nên 2 hay 4 giao tử (tùy loài) không cólông roi nằm trong tế bào mẹ hay được tung ra ngoài. Có loài lại sinh ra 16 hay 64giao tử nhỏ chuyển động nhờ 1 lông roi. Lông roi cấu tạo bởi 9 đôi sợi ngoại biênnhưng không có đôi trung tâm. Khi hai giao t ử kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợptử. Hợp tử về sau sẽ tạo ra hai nắp vỏ để phát triển tiếp.Tảo silic có số loài nhiều thứ hai sau Tảo lục. Chúng phân bố hét sực rộng rãi trênTrái đất: trên thân cây ở đỉnh núi cao, trên đất, đá ẩm, mọi thủy vực nước ngọt,nước lợ, nước mặn. Có thể gạp tảo silic ở cả đáy biển sâu tới hàng nghìn mét.Trong nước thành phần tảo silic là phong phú nhất ở độ sâu 5-30m, nhưng sinhkhối lại thường đạt mức cao nhất ở độ sâu 20-50m. Khi sống bám tảo silic tạo nênmột lớp trơn màu nâu. Trong các thủy vực nước ngọt tảo silic lông chim chiếm ưuthế về thành phần loài . Trong các thủy vực nước ngọt tỷ lệ tảo silic lông chimgiảm so với tảo silic trung tâm khi nồng độ muối tăng. Líc nồng độ muối tăng câothì hầu như tảo silic trung tâm hoàn toàn chiếm ưu thế.Trong các thủy vực nước ngọt tảo silic là thành phần chính của năng suất sơ cấp.Trong các biển và đại dương tảo silic chiếm ưu thế cả về sinh khối lẫn thành phầnloài. Hàng năm ythực vật phù du (mà chủ yếu là tảo silic tạo ra tới 19 tỷ tấn chấthữu cơ, nuôi sống được tới 5 tỷ tấn động vật không xương sống (!) Nhiều tính toáncho kết quả còn cao hơn nữa. Tảo silic đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên cácnăng suất sơ cấp trong hệ sinh thái biển, nhất l à những vùng không được tiếp nhậnnguồn thức ăn hữu cơ mang tới từ các dòng lục địa.Qua nhiều thế kỷ xá của tảo silic tạo nên các các mỏ diatomid lớn do cấu trúc siliccủa nắp vỏ xác tảo silic không bị phân hủy. Diatomid c ...

Tài liệu được xem nhiều: