Thông tin tài liệu:
Thủy tức nước ngọt a. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý: Gồm các động vật đa bào có kích thước nhỏ, sai khác về mặt hình thái là có dạng thủy tức (polyp) và dạng thủy mẫu (medusa), tương ứng với 2 lối sốngbám và sống trôi nổi cùng với 2 kiểu sinh sản khác nhau.Hình dạng: Cơ thể có hình ống dài, sống bám vào giá thể, phần bám được gọi là đế, phía đối diện là miệng có nhiều tua (hay tay), có chức năng bắt mồi, di chuyển (theo kiểu sâu đo và lộn đầu)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lớp Thủy tức (Hydrozoa) - Thủy tức nước ngọt Lớp Thủy tức(Hydrozoa) - Thủy tức nước ngọt1 Thủy tức nước ngọta. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý: Gồm các độngvật đa bào có kích thước nhỏ, sai khác về mặthình thái là có dạng thủy tức (polyp) và dạngthủy mẫu (medusa), tương ứng với 2 lối sốngbám và sống trôi nổi cùng với 2 kiểu sinh sảnkhác nhau.Hình dạng: Cơ thể có hình ống dài, sống bámvào giá thể, phần bám được gọi là đế, phía đốidiện là miệng có nhiều tua (hay tay), có chứcnăng bắt mồi, di chuyển (theo kiểu sâu đo và lộnđầu) và cảm giác. Tua có khả năng vươn rấtdài, gấp nhiều lần so với chiều dài của cơ thể,đồng thời cũng có khả năng co ngắn lại. Giữacác tua có có xoang rỗng thông với xoang vị củaphần thân. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào và mộttầng trung giao ở giữa. Thành cơ thể có 4 loại tếbào, phân bố như sau.+ Lớp tế bào ngoài gồm 4 loại tế bào:1) Tế bào biểu mô cơ hình thành nên tầng cơ corút ở đáy tạo nên khả năng co rút theo chiềudọc, còn ở ngọn (cuối thân) tạo tầng bảo vệ.2) Tế bào gai có chứa chất độc, có nắp đậy, cócuống .3) Tế bào thần kinh cảm giác tạo thành mạnglưới.4) Tế bào trung gian chưa phân hoá. Tế bàotrung gian này có thể sinh ra nên tế bào gai đểthay thế hay sinh ra tế bào sinh dục.+ Lớp tế bào thành trong lát xoang vị chỉ có 2loại tế bào là tế bào biểu mô cơtiêu hoá, có phần gốc tạo nên tầng co rút đốikháng (co rút theo chiều ngang), phần ngọn củacác tế bào hướng vào trong xoang, có 2 roi, cókhả năng hình thành chân giả để bắt lấy thứcăn; tế bào tuyến tiết men tiêu hoá vào xoang vịtiêu hoá ngoại bào. Thức ăn là các giáp xácnhỏ.+ Tầng trung giao là một lớp nguyên sinh chấtmỏng, kém phát triển.Về độ dày thì lớp tế bào ngoài thường gấp đôilớp trong và rất dày so với tầng trung giao. Nhưvậy phần cơ của thủy tức chỉ là một phần tếbào, có chức phận kép (hoặc là bảo vệ, hoặc làdinh dưỡng) chứ không phải là một tế bào độclập.b. Sinh sản và phát triển: Khi điều kiện thuận lợi,thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưngkhi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyểnsang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thànhcó vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi cóđiều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinhchồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sauđó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tuamiệng của con non, thủy tức non sau đó táchkhỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hìnhthành cơ thể trưởng thành. Tuy vậy đôi khichúng không tách khỏi cơ thể mẹ mà hình thànhnên tập đoàn gồm nhiều cơ thể (chồi con, cháu,chắt...).Sinh sản hữu tính: Tùy theo điều kiện môitrường mà có thể đơn tính hay lưỡng tính.Tuyến sinh dục được hình thành do các tế bàotrung gian của lớp tế bào thành ngoài tập trunglại. Tuyến tinh thường nằm lệch về phía tuamiệng, còn tuyến trứng thường nằm lệch vềphía đế.