Danh mục

Lựa chọn đối tác sáp nhập (M&A) trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề lựa chọn đối tác sáp nhập thích hợp luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết giới thiệu một số nội dung liên quan đến vấn đề lựa chọn đối tác sáp nhập thích hợp, phân tích thực trạng các thương vụ sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua dưới góc nhìn đối chiếu nhằm rút ra các kết luận có tính gợi ý đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lựa chọn đối tác sáp nhập (M&A) trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LỰA CHỌN ĐỐI TÁC SÁP NHẬP (M&A) TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ThS. Võ Hoàng Diễm Trinh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinhdiem79@gmail.com TÓM TẮT Vấn đề lựa chọn đối tác sáp nhập thích hợp luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết giới thiệu một số nội dung liên quan đến vấn đề lựa chọn đối tác sáp nhập thích hợp, phân tích thực trạng các thương vụ sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua dưới góc nhìn đối chiếu nhằm rút ra các kết luận có tính gợi ý đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày 01/03/2012 (sau đây gọi tắt là “Ðề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng”) để đạt được mục tiêu lành mạnh hóa tình trạng tài chính, củng cố năng lực hoạt động, cải thiện độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng cần khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại (sau đây gọi chung là sáp nhập) các tổ chức tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Hiện nay đề án tái cơ cấu đã vào giai đoạn cuối, số thương vụ sáp nhập hợp nhất để đạt được các mục tiêu trên vẫn còn khá khiêm tốn. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng là làm sao để lựa chọn được đối tác sáp nhập thích hợp. Trong bài viết này tác giả sẽ giới thiệu một số nội dung liên quan đến vấn đề lựa chọn đối tác sáp nhập, phân tích thực trạng các thương vụ sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua dưới góc nhìn đối chiếu nhằm rút ra các kết luận có tính cách gợi ý đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2. Cơ sở lựa chọn đối tác sáp nhập thích hợp Về lý thuyết, Hội đồng quản trị ngân hàng sẽ đánh giá những nội dung cơ bản nào về một đề nghị sáp nhập? Để trả lời câu hỏi này, người ta phải đánh giá lợi ích cũng như chi phí của vụ sáp nhập. Bởi vì ngân hàng nhận sáp nhập và ngân hàng bị sáp nhập (ngân hàng mục tiêu) có những lý do khác nhau khi theo đổi hoạt động sáp nhập nên việc tính toán chi phí lợi nhuận cũng không đơn giản. Nhìn chung, mục đích quan trọng của bất kỳ vụ sáp nhập nào cũng là làm tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng và do đó cổ đông sẽ nhận được thu nhập cao hơn trên phần vốn mà họ đầu tư vào ngân hàng. Cổ đông của ngân hàng xứng đáng nhận được phần lợi nhuận trên vốn đầu tư của họ tương ứng với rủi ro mà họ đã chấp nhận Do vậy một vụ sáp nhập sẽ làm lợi cho các cổ đông trong dài hạn nếu nó làm tăng giá cổ phiếu của ngân hàng. Giá trị cổ phiếu của một ngân hàng phụ thuộc vào: Dòng cổ tức dự tính cho các cổ đông Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho các dòng cổ tức tương lai, dựa vào tỷ lệ thu nhập trên thị trường vốn yêu cầu đối với các khoản đầu tư có mức độ rủi ro tương tự Về mặt toán học ta có: 440 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG Dt Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu = t (1 c )t Dt: Cổ tức mong đợi hàng năm trên mỗi cổ phiếu c: Tỷ lệ chi phí cơ hội trên vốn đầu tư vào dự án có rủi ro tương tự Rõ ràng, nếu hoạt động sáp nhập ngân hàng làm tăng cổ tức mong đợi trong tương lai hay giảm tỷ suất lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư thông qua việc giảm rủi ro hoặc kết hợp cả hai, thì giá của cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng và cổ đông sẽ hưởng lợi từ giao dịch này. Một ngân hàng có thể tăng lợi nhuận mong đợi hoặc giảm mức độ rủi ro của nó như thế nào thông qua việc sáp nhập? Một khả năng là tăng cường hiệu quả hoạt động_ giảm chi phí hoạt động trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra. Ngân hàng có thể đạt được hiệu quả cao hơn nhờ vào việc củng cố hoạt động và loại bỏ những hoạt động chồng chéo không cần thiết. Do vậy, thay vì phải có hai kế hoạch hoạt động, hai chương trình marketing, hai hệ thống nhân viên kiểm toán riêng biệt... ngân hàng sau khi sáp nhập có thể chỉ cần một. Những nguồn nhân lực hiện tại: cơ sở vật chất, lao động, vốn và kỹ năng quản lý_ có thể được sử dụng hiệu quả hơn nếu ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, thực hiện những phương pháp phân phối dịch vụ mới và theo đó khối lượng dịch vụ mới sẽ được cung ứng trong khi những nguồn lực đầu vào không thay đổi. Một cách thức khác để nâng cao lợi nhuận là tham gia vào thị trường mới hay cung cấp dịch vụ mới thông qua sáp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: