Danh mục

Lựa chọn và sử dụng một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau như dân số tăng nhanh, nạn du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị xói mòn và rửa trôi. Do vậy cần tiến hành xây dựng các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tăng độ phì nhiêu cho đất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lựa chọn và sử dụng một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167 LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Thị Hà* Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau như dân số tăng nhanh, nạn du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị xói mòn và rửa trôi. Do vậy cần tiến hành xây dựng các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tăng độ phì nhiêu cho đất. Từ khóa: diện tích đất rừng bị xói mòn, các mô hình phủ xanh ĐẶT VẤN ĐỀ* Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng của môi trường. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn sinh địa hoá, là nguồn tài nguyên quý giá, có tác động đến khí hậu như bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn... Đặc biệt thảm thực vật còn có tác dụng làm tăng độ phì cho đất giúp cho các vi sinh vật và thực vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Nam với diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 23° với lượng mưa trung bình là 2000 => 2100mm. ở đây có 5 loại đất chính: - Đất feralít mùn vùng đồi núi thấp trên đá sét - Đất feralít vùng đồi núi phát triển trên nhóm đá cát. - Đất feralít mùn phát triển trên đá macma chua. - Đất feralít dốc tụ. - Đất đồng bằng phù sa mới. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Tỉnh ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như đời sống người dân còn nghèo nàn, canh tác lạc hậu đặc biệt là người dân sống gần rừng gặp nhiều khó khăn, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân tham gia bảo * Tel: 0915214686 vệ rừng chưa phù hợp, chưa đồng bộ, hình thức tuyên truyền vận động còn mang nặng tính hình thức... Theo số liệu năm 2010 của Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp, Thái Nguyên có diện tích rừng là 167.903,91ha trong đó có: Có 99921,90 ha rừng tự nhiên 67.982,01 ha rừng trồng 9.569,39 ha đất trống đồi núi trọc. Núi đá không có rừng quy hoạch cho lâm nghiêp 2.410,48 ha Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần XVII đã xác định năm 2010 nâng độ che phủ rừng lên 50%. Thông qua các mô hình, đề án, dự án và phương án nhằm bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt chú ý đến các vùng đất trống đồi núi trọc. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Trong nhiều tài liệu của của nước ta hiện nay đề cập đến đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) thì vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lý chúng đảm bảo sự phát triển bền vững đã trở thành quốc sách hàng đầu. Dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau nên cách đánh giá về số liệu đưa ra không thống nhất. Theo tổng cục thống kê và bộ lâm nghiệp (cũ) đưa ra số liệu thống kê về ĐTĐNT năm 1993 là 11 triệu ha trong cả nước. Có người quan niệm ĐTĐNT đó là vùng đất không có rừng và cũng không có cây nông nghiệp, cây công nghiệp. Chỉ có thảm 163 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ cỏ, thảm cây bụi tự nhiên hoặc đất hoang hoá. Dưới góc độ lâm nghiệp quan niệm ĐTĐNT là những vùng đất lâm nghiệp nhưng chưa có rừng hoặc rừng bị mất do tàn phá. Các đối tượng sau đây được xếp vào loại hình đất trống đồi núi trọc. - Rừng mới bị khai thác kiệt, đất còn tốt. - Rừng bị chặt phá làm nương rẫy sau một thời gian ngắn rồi bỏ hoang. - Thảm cây bụi xen cây gỗ thưa thớt, độ tàn che của cây gỗ dưới 0,3. - Thảm cỏ tự nhiên. - Đất hoang hoá. - Các bãi bồi ở các cửa sông các dải cát ven biển và nội đồng hiện không có cây gỗ hoặc có nhưng không đáng kể. - Các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi đã bị thoái hoá, năng suất rất thấp, độ che phủ kém ( 800 cây/ha. Thành phần lựa chọn cây trồng đó là: Trám, Re trắng, Sấu, Xoan mọc, Dẻ, Xoan ta. Mật độ thiết kế đảm bảo phân bố đều để khi rừng trưởng thành có mật độ 1000 -> 1200 cây/1ha. Trong đó 600-> 800 cây trồng bổ sung là 200 -> 400 là cây tự nhiên + Tra dặm hạt. Đây là phương thức cung cấp nguồn hạt cho tái sinh (tái sinh nhân tạo). Việc thiết kế gieo hạt thì lấp lỗ trồng và theo hàng thẳng như thiết kế trồng cây bổ sung chỉ khác gieo hạt thì chọc lỗ chứ không cần đến diện tích rộng như trồng bổ sung. Đáng lưu ý tỉ lệ nảy mầm không cao, số lượng con sống thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả: cho đến tháng 11/2009 tỉ lệ cây trồng sống đạt 90% còn tra dặm bằng hạt tỉ lệ sống 30-> 40%. Áp dụng các mô hình kiểu mới vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Thái Nguyên * Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng. Đối với việc trồng rừng sản xuất sử dụng tập đoàn cây trồng đã được Bộ NN và PTNT công nhận. Tôi xin đề nghị bổ sung thêm một số tập đoàn trồng cây trên núi đất và trồng cây trên núi đá. Trồng cây trên núi đất: + Cây tiên phong, cây nền : - Keo tai tượng: keo đại thuộc họ trinh nữ - Keo lá bạc, keo lai. - Bông lớn thuộc họ hoa mõm chó - Dẻ chẻ, sồi phảng thuộc họ dẻ - Dẻ đỏ, sồi đỏ, dẻ song. - Đinh vàng. - Chè dây 165 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Trồng cây trên núi đá -Cây tiên phong, cây nền: - Mắc rục, dầu choòng, mắc choòng thuộc họ bồ hòn. - Nữ trinh, cây râm thuộc họ nhài. - Nghiến, chiang và Mian thuộc họ đay - Tòng dù, xoan hôi thuộc họ xoan. - Re mối, khảo quan thuộc họ long não. KẾT LUẬN Thái Nguyên có 3 nhóm đất trống đồi núi trọc. Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I, II, III. Các nhóm đất trống đồi núi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và chất đốt rừng tạo nên. Trừ nhóm III và phủ xanh bằng trồng rừng hai nhóm còn lại (I và II) đều còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: