Danh mục

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Sinh lý học: Nghiên cứu đặc điểm các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thường và trẻ nhược thị

Số trang: 161      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.92 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là mô tả hình dạng sóng điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thường và trẻ nhược thị 6 đến 13 tuổi; xác định giá trị các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thường và trẻ nhược thị 6 đến 13 tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Sinh lý học: Nghiên cứu đặc điểm các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thường và trẻ nhược thị 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những hậu quả rất nghiêm trọng của các bệnh lác, tật khúc xạ ởtrẻ em trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay đó là nhược thị (NT). Thuậtngữ nhược thị (amblyopia) có nguồn gốc từ Hy Lạp, có nghĩa là thị lực kém [1].Nhược thị đã được đề cập đến từ thời Hipocrates, ông đã sử dụng thuật ngữ nàyđể chỉ một tình trạng thị lực kém không xác định rõ nguyên nhân. Ngày nay, nhược thị được định nghĩa là tình trạng giảm thị lực ở mộtmắt hoặc hai mắt dưới mức 20/30 hoặc có sự khác biệt thị lực giữa hai mắttrên hai dòng (của bảng thị lực) dù đã được điều chỉnh kính tối ưu. Nhược thịđược phân loại thành hai loại là nhược thị cơ năng (do tật khúc xạ, do lác hoặckhông có tổn thương ở mắt,...) và thực thể (do đục thể thủy tinh, sụp mi, sẹogiác mạc,...) [2]. Nhược thị cơ năng là tình trạng giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt màkhông tìm thấy tổn thương thực thể ở trên mắt. Vì vậy, việc đi tìm nguyênnhân nào gây ra tình trạng giảm thị lực ở những bệnh nhân nhược thị cơ năngvẫn đang là câu hỏi được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Cácgiả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra như: cơ chế hình thành ảnh trên võngmạc, đánh giá chức năng của đường dẫn truyền thị giác hay chức năng củacác vùng trên vỏ não thị giác. Nhược thị cần được phát hiện càng sớm càng tốt vì nếu được chẩn đoánsớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thị lực gần như mức bìnhthường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn, ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như giảm hoặc mấtkhả năng lao động, sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Ngoài ra, còn có thểtác động đến sự phát triển tâm lý, tính cách... và hậu quả cuối cùng là gia tăngtỷ lệ mù lòa trong cộng đồng, tạo gánh nặng cho xã hội. 2 Trên lâm sàng khi chẩn đoán nhược thị các nhà lâm sàng nhãn khoathường chỉ dựa vào đo thị lực của bệnh nhân sau khi đã chỉnh kính tối ưu. Kếtquả của các phương pháp thử thị lực này thường là do chủ quan của bệnhnhân vì vậy độ chính xác thường không cao. Phương pháp ghi điện thế kíchthích thị giác (VEP - Visual Evoked Potential) là phương pháp hoàn toànkhách quan, giúp chẩn đoán chức năng của dây thần kinh thị giác (dây II)cũng như sự dẫn truyền của thần kinh thị từ giao thoa thị giác, dải thị giác, tiathị, thể gối ngoài,… cho tới vỏ não thị giác. Vì vậy, VEP có thể là mộtphương pháp hữu ích để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của nhượcthị, đồng thời giúp đánh giá và theo dõi tình trạng nhược thị. Bằng cách kíchthích thị giác từng mắt riêng rẽ và phân tích đặc điểm các sóng ghi được trênvỏ não chúng ta có thể xem xét được chức năng của từng dây thị giác, phânbiệt được những tổn thương dẫn truyền thị giác sau giao thoa... Nhiều nghiêncứu gần đây đã chỉ ra các sóng VEP bất thường trong bệnh viêm thần kinh thị,mù vỏ não, bệnh glaucoma, parkinson,…[3], [4], [5]. Ở Việt Nam hiện nay, chẩn đoán nhược thị bằng kĩ thuật ghi điện thếkích thích thị giác còn rất ít được nghiên cứu. Đặc biệt lĩnh vực chẩn đoánnguyên nhân, theo dõi hiệu quả điều trị nhược thị cơ năng thông qua các giátrị của điện thế kích thích thị giác ở trẻ em còn bỏ ngỏ và hầu như chưa cómột nghiên cứu nào đề cập đến [6]. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiêncứu đặc điểm các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thườngvà trẻ nhược thị” nhằm hai mục tiêu sau:1. Mô tả hình dạng sóng điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thường và trẻ nhược thị 6 đến 13 tuổi.2. Xác định giá trị các sóng của điện thế kích thích thị giác ở trẻ bình thường và trẻ nhược thị 6 đến 13 tuổi. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Giải phẫu - sinh lý thị giác1.1.1. Sơ lược giải phẫu thị giác Mắt có chức năng tiếp nhận kích thích ánh sáng, biến đổi năng lượngcủa ánh sáng thành tín hiệu điện, truyền về vỏ não theo đường dẫn truyền thịgiác cho ta cảm giác và nhận thức được vật. Mí mắt Đồng tử Củng mạc Mống mắt Cơ thẳng trên Võng mạc Thể thủy tinh Thần kinh thị Mống mắt Cơ thẳng trong Củng mạc Giác mạc Cơ thẳng dưới Kết mạc Cơ chéo dưới Hình 1.1. Cấu tạo của mắt1.1.1.1. Nhãn cầu Nhãn cầu có hình cầu, đường kính trước sau ở người trưởng thành22 - 24 mm. - Vỏ bọc nhãn cầu: gồm có giác mạc và củng mạc trong đó, giác mạcchiếm 1/5 ở phía trước còn 4/5 ở phía sau là củng mạc. Giác mạc trong suốtkhông có mạch máu đi qua. Nối tiếp giác mạc và củng mạc là vùng rìa, mặttrong vùng rìa là góc tiền phòng (góc tạo bởi mặt trong của giác mạc và mặttrước của mống mắt), ở đây có vùng bè và ống Schlemm làm nhiệm vụ dẫnlưu thuỷ dịch từ góc tiền phòng đến tĩnh mạch mắt. 41.1.1.2. Các môi trường trong mắt* Giác mạc Là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầuchiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm.Chiều dày ở trung tâm là 0,5 mm, ở vùng rìa là 1 mm. Công suất khúc xạkhoảng 45 D. Giác mạc đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: