Danh mục

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010

Số trang: 175      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (175 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Lịch sử "Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010" nhằm làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, nêu lên những thành tựu chủ yếu, chỉ ra những hạn chế và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi CSXH là một bộ phậnquan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước, một bộ phận cấuthành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là động lực to lớn thúc đẩy, pháthuy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong thực hiện CSXH,Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hộiphù hợp với thực tiễn đất nước trước yêu cầu mới, góp phần thực hiện mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN. Tiếp tục định hướng xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảngđã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh của Đảng nêu rõ vai trò củaCSXH trong thời kỳ mới là: Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư... [48, tr.79]. Chính sách xã hội là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,tiếp cận ở nhiều góc độ như xã hội học, dân tộc học… Tuy nhiên, dưới góc độLịch sử Đảng, việc nghiên cứu CSXH chưa nhiều, nhất là nghiên cứu sự lãnhđạo của các đảng bộ địa phương. Do vậy, tìm hiểu quá trình thực hiện CSXH ởcác địa phương để thấy được sự vận dụng sáng tạo của các đảng bộ, góp phầnlàm sáng rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng về CSXH trong sự nghiệp đổi mới. 2 Các huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, là địa bàn chiếnlược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môitrường sinh thái của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn cư trú củanhiều dân tộc, có trình độ phát triển không đồng đều. Do vậy, Đảng và Nhà nướcđã có nhiều chính sách, huy động nhiều nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xãhội đưa các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, được sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đạt được những thành tựuđáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnhvà cả nước. Việc thực hiện CSXH vẫn còn nhiều hạn chế. Một số mặt yếu kémkéo dài, chậm được khắc phục như vấn đề giải quyết việc làm cho người laođộng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệhộ cận nghèo và tái nghèo còn cao; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữamiền núi với miền xuôi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; công tác đào tạonghề còn nhiều bất cập; hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế cho nhândân miền núi còn thiếu thốn; phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với giải quyếtcác vấn đề xã hội... Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các vấn đềdân tộc, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam,tuyên truyền, kích động lôi kéo đồng bào dân tộc di cư tự do, gây mất ổn địnhtình hình chính trị, xã hội ở một số xã vùng cao, biên giới của các huyện Kỳ Sơn,Quế Phong, Tương Dương, tạo ra những điểm nóng ở khu vực miền núi của tỉnhNghệ An. Điều đó ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển toàn diện của các huyệnmiền núi nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Vì vậy, đi sâu nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng đối với miền núinói chung và quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi của tỉnh nói riêng từ năm 2001 đến năm 2010, tổng kết kinhnghiệm để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới là rất cần thiết. Do đó, nghiên 3cứu sinh lựa chọn vấn đề Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chínhsách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 làm đề tài luậnán tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXHở các huyện miền núi, nêu lên những thành tựu chủ yếu, chỉ ra những hạn chế vàbước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích hệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về CSXHnói ...

Tài liệu được xem nhiều: