Danh mục

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm miền 'đồ ăn' trong tiếng Việt

Số trang: 256      Loại file: docx      Dung lượng: 1.59 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 256,000 VND Tải xuống file đầy đủ (256 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt để xác lập cấu trúc ý niệm và miền ý niệm “đồ ăn”, tìm hiểu các miền đích, miền nguồn và hệ thống ánh xạ, cơ chế ánh xạ giữa các miền ý niệm; hệ thống hóa ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; từ đó nghiên cứu đặc trưng tri nhận, bản sắc văn hóa riêng của người Việt qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT  Chuyên ngành : Ngôn ngữ Việt Nam Mã số           : 62.22.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Hảo Tâm HÀ NỘI ­ 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.  Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên   cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố  trong  bất kì công trình nào khác.  Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Hợp LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội với sự   giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.  Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đặng Thị  Hảo   Tâm, người đã luôn quan tâm khích lệ, tận tình hướng dẫn, truyền nhiệt huyết   cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu; giúp tôi hình thành, hoàn thiện   luận án và trưởng thành trong khoa học.  Tôi xin trân trọng cảm  ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà   Nội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, Trường Đại học   Quốc gia Hà Nội và các nhà khoa học đã trang bị  kiến thức, chỉ  bảo cho tôi   trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu. Tôi đặc biệt biết  ơn Ban Giám hiệu – Lãnh đạo trường Đại học Tân   Trào, các Phòng ban, Khoa – Bộ  môn và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ  và   chia sẻ với tôi về mọi mặt trong suốt chương trình học tập Nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm  ơn trường Đại học Sư  phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn, Phòng   Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi ghi nhớ  và trân trọng tình cảm, sự  nhiệt tình của anh chị  em Nghiên   cứu sinh, bạn bè đã cùng tôi vượt qua nhiều thử  thách, giúp tôi thực hiện các   điều tra xã hội học, góp ý cho tôi để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn. Tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành nhất tới Bố  Mẹ, Chồng và các Con,   cùng toàn thể  gia đình – những người luôn yêu thương,  ủng hộ, chia sẻ, gánh   vác, sát cánh bên tôi trong những năm tháng nghiên cứu và phấn đấu. Trân trọng!      Hà Nội, tháng 12 năm 2015     Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Hợp MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC MÔ HÌNH, HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, LƯỢC ĐỒ   Biểu đồ 2.2.2.1b. Tỉ lệ các ý niệm trong miền “đồ ăn” Sơ đồ 3.2.1.1h. Mô hình tri nhận ý niệm thực thể “bữa” MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có   thể  làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo… được”. Đó là nhận định của  Ăng­ghen trong Điếu văn đọc trước mộ  Các­Mác,  trong đó “ăn” được xếp vào  nhu cầu bản thể đầu tiên của con người – tất nhiên, đồ ăn luôn có ý nghĩa sống  còn với sự sinh tồn. Hơn thế, đồ  ăn còn được chú ý đến trên bình diện văn hóa   tinh thần. Đỗ Hữu Châu trong [7] đã nêu quan điểm: văn hóa khác nhau thì ngôn  ngữ  khác nhau, ngôn ngữ  khác nhau thì  ứng xử  văn hóa khác nhau. Trong ngôn  ngữ,  ẩn dụ  là một điểm mở  để  tìm hiểu văn hóa.  Ẩn dụ  là những hiểu biết,   những tín điều, tình cảm;  ẩn dụ  có ý nghĩa đánh giá, gợi ra những ý nghĩa tốt,   xấu khác nhau – ẩn dụ là một bộ phận của văn hóa. Như vậy, quan điểm nhất quán đã được khẳng định từ lâu là ẩm thực cũng  như  ngôn ngữ  (cụ  thể hơn là ẩn dụ) đều có quan hệ  mật thiết với văn hóa. Nhà  nghiên cứu Trần Quốc Vượng khái quát “Bản sắc văn hóa Việt Nam đọng trong   văn hóa ngôn từ và văn hóa ăn uống” . Có thể nói, tìm hiểu văn hóa dựa trên đối   tượng nghiên cứu  ẩm thực nói chung trong ngôn ngữ  Việt Nam là góc nhìn lí   tưởng và rộng mở. Theo quan niệm của Ngôn ngữ học tri nhận thế giới, “đồ ăn” là một trong   những miền nguồn cơ bản – được Z. Kovecses xác định là “Cooking and Food”   trong [141]. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt trong sự đối sánh  với ngôn ngữ khác sẽ giúp thấy được những tương đồng và khác biệt về văn hóa,   tư duy. 1.2. Ngôn ngữ  phản ánh hiện thực nhưng không đơn thuần là tấm gương   phẳng, đó là sự phản chiếu qua lăng kính chủ quan, theo quan điểm của khoa học   tri nhận: ngôn ngữ  là công cụ  tri nhận của con người. Trong đó,  ẩn dụ  là một  trong những công cụ tiêu biểu và hiệu quả. Ngôn ngữ học cấu trúc, Văn học… đã   xem ẩn dụ là cách diễn đạt bóng bẩy, mang giá trị  tu từ, đem lại hiệu quả thẩm   mĩ cao và được nghiên cứu chủ  yếu ở góc độ  tu từ, không liên quan đến tư  duy,  tâm trí. Ngôn ngữ học tri nhận đã kéo ẩn dụ sang vùng nghiên cứu mới, đặt trong  mối tương quan giữa ngôn ngữ ­ tâm lí. Kể từ công trình kinh điển Metaphors We   Live By [149] của G. Lakoff và M. Johnson, ẩn dụ vượt ra hẳn phạm vi Ngôn ngữ  học, là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện   trong thơ  ca mà còn thể  hiện vai trò trong mọi lĩnh vực: đời thường, kinh tế,   ngoại giao, quảng cáo, khoa học, điện ảnh, chính trị…   Ở  Việt Nam, đã có hàng trăm công trình, bài viết bàn luận, vận dụng lí   thuyết Ngôn ngữ  học tri nhận để  nghiên cứu Việt ngữ, trong đó đa số  quan tâm  đến  ẩn dụ  ý niệm. Trào lưu này đã tạo nên một vòng xoáy khá lớn thu hút về  mình cả  những nghiên cứu  ở  những góc độ, lĩnh vực dường như  độc lập với tri  nhận. Có thể nói, Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói riêng đang   nhận được sự chú ý của các nhà ngôn ngữ  học Việt Nam, bước đầu khẳng định   được vai trò của mình trong lĩnh vực nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: