Danh mục

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam bộ (1858 – 1918)

Số trang: 143      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 143,000 VND Tải xuống file đầy đủ (143 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam bộ (1858 – 1918) hệ thống hóa và khảo sát nhóm truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống pháp ở nam bộ (1858 – 1918). Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam bộ (1858 – 1918) THƯ VIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  VÕ PHÚC CHÂU TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP Ở NAM BỘ (1858 – 1918)Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAMMÃ SỐ: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH BÙI MẠNH NHỊ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực. Nếu nội dung Luận án có sự gian dối, sao chép thành quả nghiên cứu củangười khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Luận án Võ Phúc Châu QUY ƯỚC TRÌNH BÀY LUẬN ÁN *** 1. Cách trình bày trích dẫn ý kiến Trong quá trình diễn giải vấn đề, khi cần nêu địa chỉ tham khảo hoặc dẫn lại một số nhận xét, ý kiếncủa các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin được trình bày theo quy ước:  Phần trích dẫn ngắn: đặt trong dấu ngoặc kép, in nghiêng.  Phần trích dẫn dài: tách thành đoạn riêng, lề trái lùi thêm 2 cm, không dùng ngoặc kép, cỡ chữ nhỏ hơn, không in nghiêng.  Phần ghi địa chỉ tham khảo: [205] (có nghĩa là xem tài liệu số 205 ở phần Tài liệu tham khảo).  Phần ghi xuất xứ trích dẫn:  [205,tr.135] (có nghĩa là dẫn chứng được trích từ tài liệu số 205 ở phần Tài liệu tham khảo, trang 135).  [PL1,3.1.2] (có nghĩa là dẫn chứng thuộc phần Phụ lục1, trong văn bản mang ký hiệu 3.1.2). 2. Cách chú thích  Phần chú thích trực tiếp: viết liên tục, đặt trong dấu ngoặc đơn, có thể in chữ nghiêng. Ví dụ: “nhu cầu gắn truyền thuyết với một chứng tích văn hóa nào đó (lăng mộ, địa danh, lễ hội…)”.  Phần chú thích thêm: đặt cuối trang, mỗi chú thích đều có số thứ tự. 3. Quy ước viết tắt một số từ ngữ được dùng nhiều lần trong Luận án STT Từ ngữ được dùng nhiều lần Viết tắt là Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa 1 Truyền thuyết dân gian chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918) Hệ thống truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi Hệ thống truyền thuyết 2 nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918) dân gian Các nhóm truyền thuyết trong hệ thống truyền thuyết 3 dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Các nhóm truyền thuyết Bộ (1858 – 1918)  MỞ ĐẦU ***1. Lý do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu Kể từ khi người Việt đến khai khẩn, mở đất, mảnh đất Nam Bộ đã có hơn ba trăm nămtồn tại và ngày càng phát triển. Trong hơn ba trăm năm ấy, con người bao phen chứng kiếnsự biến thiên lịch sử. Một trong những sự kiện oai hùng nhất của dân tộc ta nói chung, củaNam Bộ nói riêng trong thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” (Phạm Văn Đồng) là cuộc đối đầukhông cân sức với thực dân Pháp xâm lược. Cuộc kháng chiến này đã tạo nên hào khí rạngngời: Hào khí Đồng Nai. Chỉ xét chặng đường ngắn ngủi, từ 1858 đến 1918, biết bao người con ưu tú của NamBộ đã vùng lên chiến đấu và hy sinh lẫm liệt. Họ in dấu ấn đời mình vào thời gian và khônggian. Họ đã trở thành bất tử. Nhưng sự hy sinh của họ đã được nhìn nhận bởi các đánh giá,xem xét của những thái độ tình cảm, cách nhìn khác nhau. Triều Nguyễn, thông qua lịch sửchính thống, đã khe khắt và hẹp hòi khi đánh giá công trạng những anh hùng kháng Pháp.Chỉ có nhân dân mới nhìn thấy hết tầm vóc và sự bất tử của những tấm gương vì dân mộnghĩa. Chỉ có nhân dân mới hiểu hết giá trị phải đánh đổi để còn được mảnh đất này. Từ xa xưa, quần chúng nhân dân đã có cách nhìn riêng đối với con người và sự kiệnlịch sử. Họ biết ngợi ca, tôn vinh, tưởng nhớ các anh hùng, thông qua truyền thuyết dân gian.Những truyền thuyết về anh hùng kháng Pháp, về những địa danh lịch sử đã hiện diện nơinày nơi khác, tập trung hoặc rời rạc… trong các tư liệu sưu tầm văn học dân gian, trong tưliệu khảo cứu, từ ký ức người dân… Chúng báo hiệu những mỏ quặng truyền thuyết dân gianphong phú, phức tạp nhưng chưa được tập hợp, nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi hy vọng thấy được phần nào đặc điểm của thể loạitruyền thuyết trong thời cận đại. Bởi, truyền thuyết chỉ phổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: