Danh mục

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực - Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN

Số trang: 229      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.06 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chung của luận án "Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực - Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN" là đánh giá mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN, từ đó luận án đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính trong khu vực ASEAN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực - Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN TRÀ BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN TRÀ BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ASEAN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Vân Trà, nghiên cứu sinh khóa 22, niên khóa 2018-2021 tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tôi cam đoan rằng luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP.HCM, ngày … tháng ….năm …. Người cam đoan Trần Thị Vân Trà ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là Tiến sĩ Nguyễn Trần Phúc. Nhờ có sự hướng dẫn tận tâm và những góp ý sâu sắc của Thầy đã giúp tôi định hình rõ ràng hướng đi và hoàn thành tốt nhất luận án nghiên cứu. Thầy cũng dành nhiều thời gian động viên và đôn đốc tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn người đồng hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Nguyễn Chí Đức đã có những gợi mở và đóng góp ý kiến giúp nội dung luận án nghiên cứu của tôi thêm chiều sâu. Thầy cũng đã tận tình hỗ trợ cho tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Trường Đại học Ngân hàng đã trang bị những kiến thức cần thiết giúp tôi thực hiện nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn đến những đồng nghiệp của tôi đã tư vấn và giúp đỡ cho tôi trong suốt chặn đường dài. Cuối cùng, tôi gửi lời biết ơn đến chồng tôi và hai con tôi đã luôn ở bên cạnh tôi động viên, khích lệ tinh thần tôi và là động lực lớn nhất của tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. TP.HCM, ngày … tháng ….năm …. Nghiên cứu sinh iii TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm thực hiện nhằm xác định giai đoạn bất ổn tài chính và mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với năm nước đang phát triển khu vực ASEAN. Đầu tiên, luận án đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính dựa theo nghiên cứu của Balakrishnan và cộng sự (2011) và Cevik, Dibooglu, & Kutan (2013) áp dụng đối với nhóm nước đang phát triển. Kết quả cho thấy, chỉ số FSI được xây dựng cho từng nước giai đoạn từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020 phản ánh được sự biến động của khu vực tài chính. Tiếp đến, luận án sử dụng mô hình Markov-switching tự hồi qui để xác định đặc điểm của giai đoạn bất ổn tài chính của từng nước nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan tồn tại hai giai đoạn bất ổn tài chính khác nhau bao gồm giai đoạn bất ổn cao và giai đoạn bất ổn thấp (hay giai đoạn bình thường), còn Việt Nam tồn tại ba giai đoạn gồm bất ổn cao, bất ổn vừa, và bất ổn thấp. Trong đó, giai đoạn bất ổn cao có xác suất duy trì khá thấp, với mức thấp nhất là gần 0 phần trăm đối với Thái Lan và cao nhất là 20 phần trăm đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan, giai đoạn bất ổn cao nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bình thường còn đối với Việt Nam vẫn duy trì giai đoạn bất ổn vừa trong thời gian dài. Cuối cùng là mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực. Kết quả cho thấy tồn tại tác động có tính phụ thuộc trạng thái của bất ổn tài chính đến khu vực kinh tế thực, trong đó mức tác động ở trạng thái bất ổn cao mạnh hơn và kéo dài so với trạng thái bất ổn thấp. Bên cạnh đó, trước cú sốc giảm căng thẳng tài chính thì khu vực kinh tế thực có sự cải thiện và hệ thống tài chính phục hồi nhanh hơn ở trạng thái bất ổn cao so với trạng thái bất ổn thấp. Từ khóa: Bất ổn tài chính, khu vực kinh tế thực, Chỉ số căng thẳng tài chính, Mô hình VAR ngưỡng, Các nước đang phát triển khu vực ASEAN iv ABSTRACT The thesis is carried out with the aim of identifying the period of financial instability and evaluating the relationship between financial instability and the real economic sector for five developing countries in the ASEAN region. Firstly, the thesis measures financial instability by financial stress index based on the research of Balakrishnan et al. (2011) and Cevik, Dibooglu, & Kutan (2013) for developing countries. The results show that the financial stress index for each country in the period from January 2005 to Ju ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: