Danh mục

Luận án Tiến sỹ Y học: Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút banna tại một số địa phương ở Việt Nam

Số trang: 143      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.98 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 143,000 VND Tải xuống file đầy đủ (143 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna ở một số địa phương của Việt Nam, 2002-2012; xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Banna trong quần thể muỗi thu thập ở một số địa phương Việt Nam; xác định một số đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sỹ Y học: Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút banna tại một số địa phương ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- HOÀNG MINH ĐỨC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG NÃO CẤP NGHI NGỜ DO VI RÚT BANNA TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2014 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng não cấp (HCNC) do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó vi rút là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây HCNC bao gồm các nhóm vi rút lây truyền trực tiếp như vi rút Nipah, vi rút đường ruột..., nhóm vi rút do côn trùng truyền như vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB), vi rút viêm não Nga xuân hạ, vi rút viêm não ngựa miền Đông... và nhóm vi rút tiềm ẩn là một số type vi rút Herpes simplex [6],[12],[17] [29],[66],[94]. HCNC do vi rút không có thuốc điều trị đặc hiệu (trừ vi rút Herpes simplex), nên bệnh thường có tỷ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề. Biện pháp phòng chống có hiệu quả hiện nay là sử dụng vắc xin hoặc cắt đường truyền dịch tễ như diệt véc tơ, loại trừ yếu tố tiếp xúc trực tiếp với vi rút [3],[31],[43],[49],[57],[65],[89],[97]. Hiện nay đã xác định được khoảng 100 loại vi rút khác nhau gây HCNC, trong số này vi rút Banna là tác nhân vi rút mới phát hiện được cho là nguyên nhân gây HCNC ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc [26],[27],[29],[32],[33],[72],[74],[ 99]. Vi rút Banna thuộc chi Seadornavirus, họ Reoviridae, là vi rút có vật liệu di truyền là ARN sợi kép gồm có 12 phân đoạn. Chủng vi rút Banna đầu tiên phân lập được từ dịch não tủy của bệnh nhân có HCNC và từ máu bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân viêm não ở t nh unnan, Trung Quốc sau đó c ng phân lập được ở các vùng khác nhau từ bệnh nhân, từ muỗi ở Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam... [19],[44],[47],[50],[83]. Việt Nam, chủng vi rút đầu tiên phân lập được từ bệnh nhân ở miền Bắc (t nh Thanh Hóa) năm 2003 và Tây Nguyên (t nh Gia Lai) năm 2005. 2 Nghiên cứu hồi cứu xác định vi rút Banna đã được phân lập từ muỗi Culex tại hai t nh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) và t nh Quảng B nh năm 2002 [19],[21],[83]. Việc ghi nhận vi rút Banna được phát hiện trên muỗi Culex đồng thời c ng là loại véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu sâu về một số đặc đi m lâm sàng, dịch tễ sinh học phân tử, huyết thanh học và véc tơ truyền bệnh của vi rút Banna là rất cần thiết. Đ góp phần vào việc giám sát, chẩn đoán, điều trị và dự phòng HCNC nghi ngờ do vi rút Banna gây ra, nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna tại một số địa phương ở Việt Nam” được thực hiện với ba mục tiêu cụ th như sau: 1. Mô tả một số đặc đi m dịch tễ học, lâm sàng hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna ở một số địa phương của Việt Nam, 2002 – 2012. 2. Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Banna trong quần th muỗi thu thập ở một số địa phương Việt Nam. 3. Xác định một số đặc đi m sinh học phân tử của vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- HOÀNG MINH ĐỨC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG NÃO CẤP NGHI NGỜ DO VI RÚT BANNA TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành Mã số : DỊCH TỄ HỌC : 62.72.01.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. PHAN THỊ NGÀ 2. GS. TS. VŨ SINH NAM HÀ NỘI – 2014 iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng, Khoa Đào tạo và Quản lý khoa học, và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phan Thị Ngà và GS.TS. Vũ Sinh Nam những thầy cô đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên khích lệ, tận tình giúp đỡ và định hƣớng cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Phạm Ngọc Đính, Phó Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ThS. Bùi Minh Trang, ThS. Đặng Thị Thu Thảo, cử nhân Nguyễn Thành Luân Phòng thí nghiệm Vi sinh, Khoa Đào tạo và Quản lý Khoa học; ThS. Đỗ Phƣơng Loan, PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Khoa vi rút; Cử nhân Nguyễn Thị Yên phòng thí nghiệm Côn trùng, Khoa Côn trùng và Động vật Y học; ThS. Đỗ Thiện Hải, Phó chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ƣơng; ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm cũng nhƣ hoàn thành việc điều tra, thu thập số liệu của nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sự hợp tác và giúp đỡ của Giáo sƣ Kouichi Morita, Khoa Vi rút, Viện Y học Nhiệt đới Trƣờng đại học Nagasaki Nhật Bản trong nghiên cứu của đề tài. Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản Luận án này. Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2014 Tác giả luận án Hoàng Minh Đức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: