Danh mục

Luận văn: Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi đến năm 2010

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra cho thời kỳ 2001-2010 là tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường, trong đó có một quan điểm chủ đạo là đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới. Trong số những thị trường mới đã xác định, Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung nổi lên như một thị trường thật sự tiềm năng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi đến năm 2010 TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- BÁO CÁO TỐT NGHIỆPĐề tài:Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi đến năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Một trong những nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhậpkhẩu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra cho thời kỳ 2001-2010 là tiếp tục mở rộngvà đa dạng hóa thị trường, trong đó có một quan điểm chủ đạo là đẩy mạnh tìmkiếm các thị trường mới. Trong số những thị trường mới đã được xác định, BắcPhi nói riêng và châu Phi nói chung nổi lên như một thị trường thật sự nhiềutiềm năng. Khu vực Bắc Phi gồm 5 quốc gia, từ đông sang tây là Ai Cập, Libi,Tuynidi, Angieri và Maroc, tổng diện tích 5,7 triệu km2 (trên tổng số 30 triệukm2 của toàn châu Phi) dân số 148,6 triệu người (trên tổng số dân châu Phi là800 triệu, năm 2003). Khoảng 80% dân cư Bắc Phi là người Arập Berbe. Cònlại là người gốc Âu, người Do thái và một số dân tộc khác. Cũng như các quốc gia châu Phi khác, toàn bộ Bắc Phi đều là nhữngnước đang phát triển. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có trình độphát triển cao nhất châu Phi. Từ đầu những năm 90, các nước Bắc Phi đã cónhiều chuyển biến tích cực hơn về chính trị và kinh tế nhờ những cố gắng ổnđịnh tình hình xã hội, cải cách kinh tế, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế.Tăng trưởng GDP bình quân của châu lục này đạt gần 5%/năm giai đoạn 1994-2004. Nhu cầu về các loại hàng hóa của Bắc Phi là khá lớn. Chính vì lẽ đó, cuộcchạy đua chiếm lĩnh thị trường này đang diễn ra khá gay gắt. Do cùng chung hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam luôn có mối quan hệ chínhtrị ngoại giao tốt đẹp với các nước Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung.Trong thập kỷ 90, mối quan hệ đó càng được tăng cường qua các chuyến thămcủa lãnh đạo cao cấp hai bên, cũng như qua sự hợp tác trên các diễn đàn quốctế. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi còn ởmức độ thấp, chưa thật sự tương xứng với mối quan hệ chính trị ngoại giao tốtđẹp, cũng như tiềm năng của hai bên. Năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam sang 1các nước Bắc Phi mới đạt 76,7 triệu USD trên tổng số 400 triệu USD ta xuấtsang châu Phi. Nhập khẩu của Việt Nam từ Bắc Phi lại càng thấp, giá trị năm2004 chỉ đạt 8,7 triệu USD (trên 170 triệu USD Việt Nam nhập từ châu Phi).Trong khi đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2004 lần lượtlà 26 tỷ USD và 31 tỷ USD. Như vậy, trao đổi thương mại với Bắc Phi thật sự còn rất nhỏ bé so với sốlượng các mặt hàng tiềm năng mà nước ta và khu vực này có thể buôn bán vớinhau. Bắc Phi có nhu cầu về mọi loại hàng hóa, từ các mặt hàng nông sản,lương thực, thực phẩm cho đến nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụsản xuất, cũng như các loại hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân,trong đó có nhiều mặt hàng lại là thế mạnh xuất khẩu của nước ta như gạo, hạttiêu, thủy sản, may mặc, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, đồ gỗ giadụng, máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử… Ngược lại, nước tacũng có thể nhập từ Bắc Phi nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầutrong nước cũng như chế biến xuất khẩu như các loại khoáng sản, phân bón,bông, hạt điều thô, gỗ, sắt thép… Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa nước ta và Bắc Phi trên các lĩnh vựcthương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ vẫn ở mức không đáng kể. Quan hệ thương mại giữa hai bên chưa phát triển vì nhiều nguyên nhân.Hiện nay tại Bắc Phi, Việt Nam mới chỉ có cơ quan đại diện ngoại giao vàThương vụ ở một vài nước nên các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tinvề thị trường lục địa này và ngược lại. Hơn nữa, do khoảng cách quá xa, chi phívận chuyển cũng như kho bãi tăng cao kéo theo giá hàng hóa tăng, làm giảmtính cạnh tranh. Mặt khác, các nhà xuất khẩu Việt Nam phần lớn là nhữngdoanh nghiệp vừa và nhỏ nên không đủ nguồn lực tài chính để tiến hành nhữngchiến lược nghiên cứu và thâm nhập thị trường lâu dài. Xuất khẩu của nước tasang Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung thường được thực hiện thông quatrung gian. Các doanh nghiệp xuất khẩu của ta không phải lúc nào cũng sẵnsàng chấp nhận những thách thức. Về phần mình, các nhà nhập khẩu Bắc Phiphần lớn là những công ty tư nhân, khả năng thanh toán còn hạn chế. Họ cũng 2gặp phải những khó khăn như doanh nghiệp nước ta trong việc mở rộng kinhdoanh ra bên ngoài. Thực trạng đó làm cho việc đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại giữaViệt Nam với các nước Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung trở nên đặcbiệt cần thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thương mại, cũngnhư mong muốn của lãnh đạo Việt Nam và các nước, c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: