Danh mục

LUẬN VĂN: Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 505.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở việt nam, luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam LUẬN VĂN: Đánh giá và kiến nghị hoàn thiệnhạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam Mở đầu Một trong những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta trong nhữngnăm vừa qua là thực hiện thắng lợi chủ trương mở cửa, hội nhập với cộng đồng tài chínhquốc tế, mở rộng các mối quan hệ kinh tế với tất cả các nước trong khu vực và trên thếgiới. Nhờ đó các mối quan hệ thương mại được cải thiện, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,vốn tài trợ tăng lên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển với tốc độ cao vàổn định. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng nhưthách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cácdoanh nghiệp trong nước cũng gặp không ít khó khăn trên nhiều mặt, trong đó có khókhăn về kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Ngoại tệ sử dụng trong hoạt độngkinh doanh ngày càng phổ biến. Mặc dù kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đãđược đề cập đến từ lâu trong chế độ kế toán Việt Nam và thường xuyên được sửa đổi, bổsung cho phù hợp nhưng trong thực tế các doanh nghiệp có quan hệ mua bán với nướcngoài gặp không ít khó khăn khi phản ánh các nghiệp vụ này. Những khó khăn mà cácdoanh nghiệp gặp phải là do tỷ giá hối đoái ngoại tệ với đồng Việt Nam thường xuyênbiến động làm cho nội dung hạch toán ngoại tệ trở nên phức tạp. Việc hướng dẫn của chếđộ kế toán còn quá cứng nhắc, chưa thực sự phù hợp với vấn đề nhạy cảm này. Vì vậy, để kế toán các doanh nghiệp cung cấp được thông tin kế toán trung thựcvà hợp lý khi doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh, cần thiếtphải có sự hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán về hạch toán ảnh hưởng của thay đổi tỷ giáhối đoái. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, trong khuôn khổ đề án môn học, em đãchọn đề tài: “Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ởViệt Nam”. Nội dung của đề tài gồm hai phần: Phần I: Tổng quan về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Phần II: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ởViệt Nam. Phần I Tổng qUan về hạch toáN chênh lệch tỷ giá hối đoái I. Các khái niệm trong hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa, từ sản xuất hàng hóa giản đơn tớikinh tế thị trường với công nghệ tiên tiến hiện đại ngày nay đều gắn liền với việc khôngngừng mở rộng quan hệ trao đổi, mua, bán hàng hóa dịch vụ, vốn, công nghệ.v.v.v.v...không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà còn vượt ra phạm vi quốc tế. Việc traođổi, mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia hiện nay có nhiều hình thức thanh toánphong phú hiện đại, trong đó ngoại tệ được các quốc gia sử dụng làm phương tiện dự trữvà thanh toán. Ngoại tệ được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến. Về khía cạnh kế toán, việc tỷ giá các đồng ngoại tệ biến động liên tục làm chocông tác kế toán khá phức tạp. Để có thể nắm bắt được nội dung hạch toán chênh lệch tỷgiá hối đoái phải tìm hiểu các khái niệm cơ bản sau: 1. Tỷ giá hối đoái Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh ngang giá(vàng) giữa đồngtiền của hai nước, là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệnước khác. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tỷ giá hối đoái là giá mà người ta trả khimua hoặc nhận được khi bán một ngoại tệ. Nếu theo quan hệ giữa ngoại tệ với nội tệ thìtỷ giá được hiểu là giá của đồng ngoại tệ được thể hiện bằng đồng nội tệ. 2. Giao dịch bằng ngoại tệ Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầuthanh toán bằng ngoại tệ bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp - Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoạitệ; - Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác địnhbằng ngoại tệ; - Trở thành một đối tác (một bên) của hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện; - Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác địnhbằng ngoại tệ; - Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc trao đổi lấy một loại tiền tệ khác. 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quyđổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoáikhác nhau. Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoạitệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệptheo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã đượcbáo cáo trong báo cáo tài chính trước. Các khoản mục tiền tệ là tiền và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: