Danh mục

Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT CỦA 13 GIỐNG/DÒNG NẾP TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2004-2005 part 2

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Theo báo Sài Gòn giải phóng (2003),“ từ lâu lúa nếp đã được trồng ở ĐBSCL để phục vụ cho nhu cầu nội địa là chính, nhất là khu vực miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Nếp được chế biến thành xôi, bánh phồng, nấu rượu… ước tính lên đến trăm nghìn tấn/năm. Năng suất 1ha lúa nếp không kém so với trồng lúa tẻ, khoảng 5-6 tấn/ha vụ Đông Xuân và 4-5 tấn/ha vụ Hè Thu, nhưng giá bán thường cao hơn lúa tẻ, lúa nếp có giá 2300-2500đồng/Kg,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT CỦA 13 GIỐNG/DÒNG NẾP TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2004-2005 part 2 Chương 1 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề Theo báo Sài Gòn giải phóng (2003),“ từ lâu lúa nếp đã được trồng ởĐBSCL để phục vụ cho nhu cầu nội địa là chính, nhất là khu vực miền Tây NamBộ và Đông Nam Bộ. Nếp được chế biến thành xôi, bánh phồng, nấu rượu…ước tính lên đến trăm nghìn tấn/năm. Năng suất 1ha lúa nếp không kém so vớitrồng lúa tẻ, khoảng 5-6 tấn/ha vụ Đông Xuân và 4-5 tấn/ha vụ Hè Thu, nhưnggiá bán thường cao hơn lúa tẻ, lúa nếp có giá 2300-2500đồng/Kg, còn lúa tẻ chỉcó 1550-1700 đồng/Kg. Theo đó, nông dân trồng lúa nếp tuy đầu tư có “đậmhơn” lúa tẻ nhưng không đến mức quá cao. Khả năng kháng sâu bệnh của lúanếp lại khá, việc xay xát cũng không cần có công nghệ gì đặc biệt. Với nhữnglợi thế đó, những năm qua nông dân ở một số địa phương vùng ĐBSCL đãchuyển qua trồng lúa nếp khá nhiều như ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang có tới7000 hộ chuyên canh 5000ha lúa nếp và còn có khả năng tăng thêm. Huyện PhúTân, An Giang cũng có xã chuyên trồng lúa nếp. Năm năm trước, đoàn thươnggia Singapore sang đàm phán với Bộ Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn vềkhả năng nhập khẩu gạo nếp với số lượng khoảng trăm nghìn tấn/năm. Mấynăm nay, nông dân nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đã chuyển sang trồng lúa nếp vớidiện tích ngày càng nhiều. So với lúa tẻ, lượng gạo nếp xuất khẩu vẫn cònkhiêm tốn. Năm 1999, các doanh nghiệp xuất khẩu được 4.307tấn nếp, chiếm0,09% tổng số gạo xuất khẩu. Đến năm 2000 xuất khẩu được 54.000 tấn, chiếm1,6% và 8 tháng năm 2003 đã xuất khẩu được 58.000 nghìn tấn ( chiếm 2% tổnglượng gạo xuất khẩu). Thị trường xuất khẩu gạo nếp tập trung vào các nướcIndonesia, Malaysia, Philippin, Singapore với giá 210-220 USD/tấn (loạithường) và trên 240 USD/tấn (loại ngon), trong khi giá gạo tẻ trắng, hạt dài, loại5% tấm giá xuất khẩu là 180-185 USD/tấn. Những quốc gia này nhập gạo nếpViệt Nam quanh năm, nhưng số lượng không lớn lắm. Tuy nhiên, việc phát triểnlúa nếp còn manh mún, chưa có quy hoạch chung. Cần có sự liên kết tốt giữa 1người sản xuất với doanh nghiệp để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định và pháttriển phù hợp cho lúa nếp.” Để phục vụ sản xuất của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, Viện lúaĐồng bằng sông Cửu Long phối hợp với công ty Dịch vụ nông nghiệp ĐồngTháp tổ chức nhân rộng giống lúa nếp OM 2008 trên diện tích 500 ha để cungcấp cho nông dân sản xuất đại trà (TTXVN, 26/04/2004). Công ty Dịch vụ Bảovệ Thực vật An Giang đã giới thiệu với bà con nông dân các giống lúa nếp cónhiều triển vọng như: CK2003, LV3, LX9, Nếp Bè (Công ty DVBVTV AnGiang, 2004). Nhằm bổ sung nguồn giống nếp phục vụ sản xuất, khoa Nông nghiệp-Tài nguyên thiên nhiên, Đại học An Giang đã nhập nội các giống nếp ở nướcngoài về trồng thử nghiệm để quan sát các đặc tính và năng suất trong điều kiệnở An Giang.1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thí nghiệm khảo sát đặc tính nông học, năng suất và một số đặc tínhphẩm chất hạt của 13 giống/dòng nếp tại Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005, nhằm mục tiêu: xác định các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt,phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện tự nhiên trong tỉnh, và sau đó có thểtiến hành trồng thử nghiệm trên diện rộng và phổ biến ra cho nông dân trongvùng trồng. 2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 Một số đặc điểm của lúa nếp Lúa nếp có tên khoa học là Oryza sativa L. var. glutinosa Tanaka. Lúanếp thường chỉ có từ 0 - 10% amylose. Ở Việt Nam, nếp chiếm khoảng 10% sảnlượng lúa. Ông Lê Quý Đôn trong thế kỷ 18 đã ghi nhận một số giống lúa nếp ởvùng bờ biển trong quyển sách “Phủ Biên Tạp Lục”. Ông đã mô tả 70 giống lúacổ truyền, trong đó có 29 giống nếp. Một số giống nếp này là Nếp cái, Nếp hoavàng, Nếp Tầm Xuân, Nếp Kỳ Lân, Nếp Suất, Nếp Hạt Cau, Nếp Hương Bầu,Nếp Ông Lão, Nếp Trân,… mà nhiều giống còn được trồng đến ngày nay. Cũng như lúa, thời gian sinh trưởng của nếp được chia ra 3 giai đoạn: Giai đoạn tăng trưởng: từ lúc nẩy mầm đến khi nẩy chồi tối đa ( thời + gian của giai đoạn này thay đổi theo các giống khác nhau). Giai đoạn biểu hiện ở sự đâm chồi tích cực, sự tăng dần chiều cao cây, và sự ra lá đều đặn. Giai đoạn chồi tối đa theo sau sự đâm chồi tích cực. Đây là giai đoạn số chồi trên cây hoặc trên m2 tối đa trước hay sau khi tượng khối sơ khởi của bông. Giai đoạn sinh sản: Từ lúc làm đòng đến khi trổ hoa. Thời gian của giai + đoạn này là 35 ngày. Giai đoạn sinh sản biểu hiện ở sự dài ra của thân ( tăng chiều cao của cây), giảm số chồi, xuất hiện lá cờ ( lá cuối cùng ), ngậm đòng, trổ gié, và trổ bông. Giai đoạn lúa chín: Từ lúc trổ hoa đến khi gặt, thời gian của giai đoạn + này ...

Tài liệu được xem nhiều: