Danh mục

LUẬN VĂN: Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng lần thứ 7 đã chỉ ra rằng nước ta cần phải “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu đồng thời thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm hữu hiệu được sản xuất trong nước”. Với tinh thần đó nước ta đã thực hiện AFTA, gia nhập APEC và khi có đủ điều kiện sẽ gia nhập WTO. Có thể nói không một nước nào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhz LUẬN VĂN: Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Mở bài Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đại hộiĐảng lần thứ 7 đã chỉ ra rằng nước ta cần phải “xây dựng một nền kinh tế mở, hộinhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu đồng thờithay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm hữu hiệu được sản xuất trong nước”. Vớitinh thần đó nước ta đã thực hiện AFTA, gia nhập APEC và khi có đủ điều kiện sẽgia nhập WTO. Có thể nói không một nước nào đạt được tốc độ phát triển nhanh mà không cómở cửa kinh tế và tích cực hội nhập. Điều đó buộc các doanh nghiệp trong nước phảichấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sânnhà” theo luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy định. Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh của ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 90% tổng số các doanhnghiệp, có vai trò đặc biệt quan trọng tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn địnhđời sống xã hội. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn tham giatích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu do đó nâng cao cạnh tranh của khu vực nàynhằm giữ vững thị trường trong nước, củng cố và mở rộng thị trường nước ngoài, cóý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để đạt được điều đó,hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 đã đặt ra mục tiêu xâydựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó tập trung phát triển khu vựckinh tế ngoài quốc doanh đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước cả về mặt chấtlượng và giá cả. Ngoài những điều kiện kinh tế xã hội như thị trường, thiết bị công nghệ, nhàxưởng, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp, trình độ lao động, hệ thống chínhsách pháp luật của Nhà nước… Để đảm bảo phát triển nhanh mạnh và có hiệu quảđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình hội nhập thì một điềukhông thể không nhắc tới là điều kiện về vốn. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanhđều cần có vốn trong khi các doanh nghiệp này hiện nay rất hạn hẹp và gặp nhiều khókhăn lớn, tuy vậy vốn của Ngân hàng tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó phải chăng là do chất lượng tín dụng đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa cao. Trong quá trình học tập tại ĐHKTQD và đồng thời thực tập tại Ngân hàngCông thương Hoàn Kiếm em nhận thấy được những khó khăn của Ngân hàng Côngthương Hoàn Kiếm nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung đang phải đối mặttrong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bởi vậy sau khithực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em xin trình bày đề tài: “Mở rộngvà nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiêncứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm)”. Kết cấu của chuyên đềgồm 3 chương: + Chương I: Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh. + Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. + Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chấtlượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàngCông thương Hoàn Kiếm. Chương I Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh. 1.1.1 Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất.Tiền thân của nghiệp vụ ngân hàng hiện đại bắt đầu từ khi sản xuất hàng hoá ngàycàng phát triển, trao đổi hàng hoá và lưu thông hàng hoá được mở rộng. Do đó, sựkhác biệt giữa các đồng tiền ở các vùng khác nhau dẫn đến một thương nhân đã thựchiện đổi tiền đúc cho các nhà buôn và thường được gọi là các “thương gia tiền tệ”.Việc sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đã xuất hiện nhiều thương gia giàu có,họ không biết dùng tiền để làm gì và muốn cất giữ nó ở một nơi an toàn. Khi đó hoạtđộng nhận tiền gửi xuất hiện. Cùng với hoạt động này hoạt động chi trả hộ cũng hìnhthành. Do tích luỹ được nhiều tiền nên các thương gia tiền tệ này kiêm cả nghề chovay. Trong thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Cácthương nhân đổi tiền trở thành các chủ ngân hàng. Như vậy nghề ngân hàng thời kỳ đầu chỉ bao gồm những nghiệp vụ đơn giảnnhư: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, cho vay. Cùng với sự pháttriển kinh tế, số lượng các tổ chức kinh doanh tiền ngày càng tăng và nghiệp vụ mớiđược áp dụng: thanh toán bù ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: