Danh mục

LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.95 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, nhằm thực hiện mục tiên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thực hiện chủ trương trên, từ sau đại hội 6 của Đảng (12/1986) đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chính sách nhằm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội LUẬN VĂN:Một số biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội Lời mở đầu Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chiến lược phát triểnkinh tế, xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, nhằm thực hiệnmục tiên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thực hiện chủ trương trên, từ sau đại hội 6 của Đảng (12/1986) đến nay, Đảng vàNhà nước đã ban hành một số chủ trương chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện chocác thành phần kinh tế phát triển. Từ đó, cùng với các doanh nghiệp quốc doanh, các loạihình doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần... đã phát triển nhanh chóng, đang trở thành lực lượng đáng kểtrong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng thể hiện vai trò của mình trong quátrình phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta tuy có tốc độ phát triển tương đối khá nhưnggặp khó khăn về nhiều mặt: thiết bị và công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức và quản lý yếukém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, thịtrường không ổn định, bị hàng hoá nhập khẩu lậu cạnh tranh gay gắt... Khó khăn lớn nhất hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp là vốn để mở rộng sảnxuất, đổi mới thiết bị, công nghệ... Thực trạng nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệptăng mạnh trong những năm gần đây nhưng các doanh nghiệp trong nước tích luỹ nội bộthấp, vốn tự có ít nên hầu như đều trong tình trạng thiếu vốn, làm giảm khả năng cạnhtranh. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước, mặtkhác, trong những năm từ 1996 đến nay, đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chững lại. Nắm bắtđược nhu cầu của thị trường, hệ thống ngân hàng đã tăng cường hoạt động của mình đểgóp phần cung cấp vốn cho nền kinh tế nhằm đem lại vốn cho các doanh nghiệp, đồng thờimang lại lợi nhuận cho mình. Hoà nhập chung với sự phát triển kinh tế đất nước, hoạt động của ngành ngân hàngđã có những bước chuyển biến tích cực. Hệ thống ngân hàng một cấp đã được chuyểnthành hệ thống ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước đối vớihoạt động kinh doanh tín dụng, tiền tệ, cung ứng và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giátrị đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tín dụng, tiền tệ, hoạtđộng theo nguyên tắc tự chủ của Ngân hàng thương mại. Trong vài năm gần đây, các Ngân hàng thương mại đã cung cấp tín dụng, góp phầnđáng kể vào tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động tín dụng là hoạt độngsinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa nhiềurủi ro nhất, ngay cả đối với những khoản cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp, hệ số rủi rocũng được xác định là 50% (theo Uỷ ban Bale quốc tế). Vì vậy, vấn đề chất lượng tín dụngkhông phải là điều mới mẻ, nhưng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các Ngân hànghiện nay. Đây là vấn đề đang được tranh luận, trao đổi và tìm biện pháp hữu hiệu để thựchiện. Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội (ACB Hà Nội) cũng không nằm ngoài tình hìnhnày. Ngân hàng hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nơi nhiều doanh nghiệp lớn đặttrụ sở, mặc dù mới được thành lập nhưng ngân hàng á Châu Hà Nội đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể trong công tác tín dụng, song bên cạnh đó ngân hàng cũng có nhiềukhoản nợ quá hạn có nguy cơ không thu hồi được đầy đủ. Trong quá trình làm việc tại Phòng Tín dụng Ngân hàng á Châu Hà Nội, Tôi đã nhậnthức được vấn đề chất lượng tín dụng có ý nghĩa thiết thực cho sự tồn tại và phát triển củaNgân hàng. Do đó, Tôi đã quyết định đi sâu tìm hiểu nghiên cứu chất lượng công tác tíndụng. Trên cơ sở đó và các vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với ngân hàng, Tôi xin trìnhbày trong “Luận văn tốt nghiệp” của mình vấn đề: “Một số biện pháp nhằm nâng caochất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội”. Đề tài gồm ngoài Lời nói đầu và Kết luận gồm 3 phần chính: Chương 1: Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tế. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàngTMCP á Châu Hà Nội Chương I Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tếI. các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọngnhất trong nền kinh tế. Tổng số tài sản nợ của các NHTM bao giờ cũng lớn hơn tổng số tàisản nợ của các ngân hàng khác và tổ chức tài chính phi ngân hàng. NHTM hoạt động theođịnh chế tổ chức tài chính mang tính tổng hợp hơn các tổ chức trung gian tài chính khác.Ngoài ra, NHTM còn là thành viên chủ yếu tham gia vào hoạt động của thị trường tiền tệcũng như thị trường vốn. Luật Các Tổ chức Tín dụng được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam khoá X thông qua trong kỳ họp thứ 2, tháng 12 năm 1997, đã định nghĩa Ngân hàngnói chung, Ngân hàng thương mại nói riêng như sau: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chát và mục tiêuhoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển,ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngânkhác.” Cũng theo Luật Ngân hàng, tại điều 20 khoản 10: “ Hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: