Danh mục

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.80 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, tín dụng nhà nước nói chung và tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước phụ thuộc trực tiếp vào khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó có nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Bởi vậy, việc huy động, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho ĐTPT (đặc biệt là ở những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề Trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, tín dụng nhà nước nói chung vàtín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Tốc độ tăngtrưởng và phát triển kinh tế đất nước phụ thuộc trực tiếp vào khả năng thu hút và sử dụngvốn đầu tư toàn xã hội, trong đó có nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Bởi vậy,việc huy động, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho ĐTPT(đặc biệt là ở những nước đang phát triển) là điều cần thiết. Chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các dự án ĐTPT củacác thành phần kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn củaNhà nước có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vùng khó khăn cầnkhuyến khích đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Qu ỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) là một tổ chức tài chính nhà n ước được Chínhphủ thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 để thực hiện nhiệm vụhuy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng ĐTPT,tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (HTXK). Kể từ khi thành lập đến nay, vốn tín dụng ĐTPT của Nhànước thông qua hoạt động của Quỹ HTPT đã có những đóng góp nhất đ ịnh trong việctăng cư ờng c ơ s ở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàngchiến lược và có lợi thế, đồng thời góp phần đa dạng hóa các hình thức huy động vốncho ĐTPT cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nư ớc. Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt đư ợc, hoạt động tín dụng ĐTPTcủa Nhà nư ớc qua hệ thống Quỹ HTPT cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy, việcn ghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao h ơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụngĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT là điều cần thiết, góp phần vào sựn ghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tôi lựa chọn đề tài: Một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quahệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành: Kinh tếcác ngành sản xuất và dịch vụ. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn + Tập hợp một số vấn đề lý luận về tín dụng của Quỹ HTPT và hiệu quả của nó. + Phân tích thực trạng hoạt động của Quỹ HTPT, đánh giá những kết quả đạtđược, các hạn chế trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống QuỹHTPT. + Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam, định hướng, mục tiêu pháttriển kinh tế của Đảng và Chính phủ để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước quaQuỹ HTPT từ khi thành lập đến 31-3-2004. 4. Các phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn sử dụng tổng hợp các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu, cácphương pháp thống kê, phân tích, hệ thống, so sánh được sử dụng để nghiên cứu. Trong nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn và với kinh nghiệmcủa một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc... nhằm rút ranhững bài học kinh nghiệm đối với nước ta. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm 3 chương: Chương 1: Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và hiệu quả của nó. Chương 2: Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước qua Quỹ Hỗ trợ phát triển từ năm 2001 đến nay. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển. Chương 1 tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và hiệu quả của nó 1.1. Chức năng và vai trò của tín dụng 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người vay cóhoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, hay nói một cách khác tín dụng là mộtphạm trù kinh tế phản ánh quan hệ kinh tế trong đó mỗi tổ chức, cá nhân nhường quyềnsử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một tổ chức hay cá nhân với những điềukiện ràng buộc nhất định: về thời hạn hoàn trả (gốc và lãi); lãi suất; cách thức vay mượnvà thu hồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: