Danh mục

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 588.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại sở giao dịch i ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng tín dụng tiêudùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Trước xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay, hệ thống các ngân hàng Việt Namđang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước, hàng loạt các công ty tàichính, các ngân hàng nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều đó đòi hỏicác ngân hàng phải có những chính sách và đường lối phát triển đúng đắn. Một trongnhững xu thế chung mà các ngân hàng đang làm đó là mở rộng lĩnh vực hoạt động, tìmkiếm những khách hàng mới. Cho vay tiêu dùng chính là một lĩnh vực đầy tiềm năngmà các ngân hàng đang hướng đến. Tuy còn là một hình thức cho vay khá mới mẻ, nhưng tín dụng tiêu dùng đãnhanh chóng phát triển và cho thấy vai trò quan trọng của nó với khách hàng cá nhânnói riêng, xã hội nói chung vì nó đã đáp ứng được những nhu cầu rất cơ bản trong xãhội, đó là vay để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt. Nhưng vì đây là lĩnh vực mớinên chất lượng tín dụng của các món vay tiêu dùng này vẫn chưa cao,vấn đề đảm bảochất lượng tín dụng tiêu dùng ở nhiều ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vìvậy em đã lựa chọn đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao DịchI Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam. CHƯƠNG 1TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1. 1. Ngân hàng thương mại1. 1. 1. Khái niệm Theo giáo trình NHTM - PGS.TS Phan Thị Thu Hà : Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chínhđa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiềuchức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Còn theo luật tổ chức tín dụng do quốc hội khoá X thông qua vào ngày12/12/1997: Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàngvà các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thựchiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tưvốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tếcủa nhà nước. Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng thương mại được thành lập dướihình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổchức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng. Có thể thấy NHTM được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau, nhưng cáchtiếp cận theo giáo trình NHTM - PGS.TS Phan Thị Thu Hà là thận trọng nhất. Vì thế,chuyên đề tốt nghiệp này của em sẽ sử dụng định nghĩa đó.1. 1. 2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại1. 1. 2. 1. Hoạt động huy động vốn Đây là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng, đóng vai trò quan trọng, ảnhhưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.Các nguồn huy động của ngân hànggồm:  Nhận tiền gửi: Tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn vốn cơbản dùng để tài trợ cho các khoản cho vay, đầu tư tạo lợi nhuận để đảm bảo sự pháttriển vững mạnh của ngân hàng.Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầutiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cáchđó ngân hàng huy động tiền của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.  Nguồn tiền vay: Bên cạnh nguồn tiền gửi, nguồn tiền đi vay cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Đólà đáp ứng nhu cầu chi trả của ngân hàng khi khả năng huy động bị hạn chế. Tỷ trọng các nguồn này trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồn tiền gửi. Cáckhoản đi vay thường là có thời hạn và quy mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồnổn định cho ngân hàng.  Nguồn vốn khác: Ngoài tiền gửi và đi vay, ngân hàng còn có thể huy động từ một số nguồn khácnhư thu từ các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặtcó thể hình thành nên nguồn trong thanh toán, các khoản nợ khác như thuế chưa nộpchưa trả...Các nguồn này không thường xuyên và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồnvốn của ngân hàng.1. 1. 2. 2. Hoạt động sử dụng vốnViệc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng,trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng. Bao gồm:  Ngân quỹ: Ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm: Tiền mặt tại két, tiền gửi tại ngân hàngkhác (gồm tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, tại các ngân hàng và tổ chức tín dụngkhác). Đây là những khoản mục không sinh lời, được giữ chủ yếu nhằm đáp ứng yêucầu chi trả cho khách hàng gửi tiền, yêu cầu thanh toán bù trừ, mua dịch vụ và yêu cầudự trữ theo luật định. Quy mô của những khoản này có xu hướng giảm cùng với sự pháttriển của các hệ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: