Danh mục

Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.06 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải tài liệu: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHẦN I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG. I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại. Theo luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998) thì ngân hàng thương mại được hiểu như sau: Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng, và cung ứng các dịch vụ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 1Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com PHẦN I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG. I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại. Theo luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998) thì ngân hàng thương mại được hiểu như sau: Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng, và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại. a. Ngân hàng Thương mại là định chế tài chính trung gian: Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa những chủ thể có tiền nhưng chưa đem sử dụng và những chủ thể có nhu cầu tiền tệ thông qua việc đứng ra tập trung những tiền tệ chưa sử dụng của các chủ thể trong nền kinh tế, trên cơ sở đó cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tạm thời. Nói một cách khái quát h ơn, ngân hàng vừa là người đi vay và cũng đồng thời là người cho vay, có nghĩa là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay. Quá trình thực hiện chức năng định chế tài chính trung gian của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hoà lưu thông tiền tệ cũng như sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. b. Ngân hàng Thương mại có chức năng tạo tiền:Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Lượng tiền mà Ngân hàng Thương mại tạo ra chính là đồng tiền bút tệ, thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong mối liên hệ giữa các Ngân hàng Thương mại với nhau. Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, trong đó “tỷ lệ dự trữ bắt buộc” là một công cụ quan trọng. Lượng tiền cung được tăng lên hay giảm xuống phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế: tăng trưởng kinh tế, hạn chế lạm phát. c. Ngân hàng Thương mại là thủ quỹ của khách hàng. Sự phát triển về cung ứng hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế và cá nhân. Việc thanh toán trực tiếp lẫn nhau gặp nhiều khó khăn cho cả hai bên, nhất là khi đối tượng thanh toán lớn, địa điểm hai bên cách xa nhau, dẫn đến chi phí cho chi trả cao, thời gian dài. Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân về tiền hàng, dịch vụ phát sinh trong quan hệ giao dịch mua bán hàng hoá, giúp việc luân chuyển vốn cho các doanh nghiệp được nhịp nhàng, nhanh chóng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, vòng vốn quay nhanh, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngo ài ra ngân hàng còn giúp doanh nghiệp sinh lời từ khoản tiền gởi tại ngân hàng, hoặc bảo quản tài sản phi tiền tệ cho các cá nhân, tổ chức. 3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại. a. Nghiệp vụ huy động nguồn vốn. Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng Thương mại được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động cácSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to lớn nhất của Ngân hàng Thương mại. b. Nghiệp vụ cho vay. Nghiệp vụ cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng Thương mại nào. Nó quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của Ngân hàng Thương mại. Ngân hàng chuyển hoá từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để cho vay đối với các khách hàng của mình, nhằm bổ sung cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Nhờ cho vay mà ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mình, để từ đó mà bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. c.Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí... có vị trí xứng đáng trong vai trò phát triển hiện nay của Ngân hàng Thương mại. Các hoạt động này gồm: - Các dịch vụ thanh toán thu, chi hộ cho khách hàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: