Danh mục

LUẬN VĂN: Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 741.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 92,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các thay đổi gần đây trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. để thu hút khách hàng, các Công ty cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các Công ty lớn đều mong muốn người cung ứng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và vượt sự kỳ vọng của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi lại sản phẩm không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội LUẬN VĂN:Những biện pháp để duy trì và phát triển việc ápdụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội Lời nói đầu Các thay đổi gần đây trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiếncác doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. để thu hút khách hàng, cácCông ty cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng,đặc biệt là các Công ty lớn đều mong muốn người cung ứng cung cấp những sản phẩm cóchất lượng thoả mãn và vượt sự kỳ vọng của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổilại sản phẩm không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực một thời, nay cũng không đápứng nhu cầu vì điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không được ổn định. Đối với nước ta, nhận thức về tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong sản xuất kinhdoanh đã được nâng lên một cách đáng kể trong thời kỳ đổi mới. Trước đây, vấn đề chấtlượng chỉ mới được coi là quan trọng trong nhận thức chung, được thể hiện trong các vănbản của Đảng và nhà nước và trong các hoạt động của một vài cơ quan nhà nước và nhữngdoanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao, còn trong thực tế thì đa số các doanh nghiệp vẫnlấy chỉ tiêu số lượng là chủ yếu, mục tiêu chất lượng và liên quan với nó là việc tìm hiểu,nắm bắt nhu cầu thị trường bị sao nhãng. Bước vào cuộc cạnh tranh với những thành công chật vật, những thất bại cay đắng trongnền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọngcủa chất lượng sản phẩm, bắt đầu thấy được sự sống còn của mình phụ thuộc rất nhiều vàoviệc mình có nắm bắt được nhu cầu thị trường, của người tiêu dùng hay không và việc liệumình có cách nào để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ sự chuyển hướng trong nhận thức, hàng loạt biến đổi quan trọng đã diễn ra trong thựctiễn sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thập niên vừa qua, thể hiện ở sự đ a dạng phong phúcủa hàng hóa với chất lượng và hình thức được cải tiến đáng kể, bắt đầu lấy lại được sự đồngtình, ủng hộ của người tiêu dùng trong nước, mở rộng được diện xuất khẩu ra nước ngoài.Có thể nói sự chuyển biến trong nhận thức từ việc coi trọng các yếu tố số liệu đơn thuầnsang việc coi trọng các yếu tố chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một chuyểnhướng có tính cách mạng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn lao về kinh tế cho đất nước,đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững. Đây là nhân tố cơ bản nhất quyết định việc liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khảnăng cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài ngay trên thị trường bản địa không? Liệu sảnphẩm của Việt Nam có vươn tới các thị trường nước ngoài và giữ được vị trí bình đẳng trongcuộc cạnh tranh khốc liệt của tiến trình thương mại hoá toàn cầu không? Và liệu ta có mongmuốn ước mơ một ngày nào đó bằng con đường chất lượng Việt Nam sẽ tạo nên “sự thần kỳtrong phát triển kinh tế xã hội” của đất nước giống như những điều mà người Mỹ đã làm vàonửa đầu thế kỷ 20, người Nhật đã làm vào n ửa cuối thế kỷ 20 và người Trung Quốc cùngnhững ai nữa hiện đang làm và sẽ làm trong thời gian tới? Công cuộc đổi mới của nước ta trong thập niên vừa qua đã tạo ra một bước khởi đầuthuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang quỹ đạo chất lượng, và một loạt doanhnghiệp nhậy bén của ta đã kịp thời chuyển sang xuất phát điểm này để chuẩn bị vươn tới tầmxa, tầm cao trong thế kỷ 21. Nh ưng liệu bước khởi đầu tốt đẹp này có được duy trì, củng cốvà phát triển rộng rãi trong mọi doanh nghiệp của đất nước hay chỉ dừng lại ở một số doanhnghiệp tiêu biểu, bừng sáng hay là lụi tàn? Kết quả trong tương lai phụ thuộc nhiều vàoquyết tâm của chúng ta và vào cách mà chúng ta giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm, vàokhả năng mà chúng ta có thể “điều khiển” được vấn đề này như thế nào trong bối cảnh phứctạp của cạnh tranh toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức đang chờ ta ở phía trước. Là một doanh nghiệp được thành lập theo quyết định 398/CNN ngày 29/4/1993 của bộcông nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp), công ty Da giầy Hà Nội đã dần khắc phục đượckhó khăn để đứng vững và ngày một khẳng định mình. Để hoà nhập với xu thế chung của thế giới, đảm bảo và cải tiến liên tục chất lượng sảnphẩm, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, Công ty cần phải quan tâm đếnvấn đề chất lượng hơn nữa. Chính vì thế mô hình quản lý chất lượng đã được Công tynghiên cứu và bắt tay vào xây dựng đầu năm 1999. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn quốc tế ISO 9002 đã được Công ty xây dựng và áp dụng thành công và bước đầu đãphát huy hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên đây mới chỉ là những thành công bước đầu. Để cho hệ thống đó thực sự cóhiệu lực và tiếp tục phát huy hiệu quả, công tác duy trì, phát triển và mở rộng hệ thốn ...

Tài liệu được xem nhiều: