Danh mục

Luận văn nuôi trồng thủy sản: Xác định mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh thích hợp cho quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nuôi trồng thủy sản: Xác định mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh thích hợp cho quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng Ozone.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Xác định mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh thích hợp cho quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ ƯƠNG ẤUTRÙNG TÔM CÀNG XANH THÍCH HỢP CHO QUY TRÌNH NƯỚCTRONG HỞ KẾT HỢP SỬ DỤNG OZONECán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện:Th.s Tăng Minh Khoa Đoàn Ngọc Dung 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Giới thiệuTôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng quantrọng trong nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm càngxanh đang dần trở thành đối tượng nuôi chính tại Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL).Theo Lê Xuân Sinh và ctv (2006), quy trình nước trong hở là một trong các quy trìnhsản xuất giống tôm càng xanh được lựa chọn sử dụng nhiều nhất ở ĐBSCL. Quy trìnhnày có đặc điểm là thay nước hằng ngày để đảm bảo môi trường nước sạch cho ấutrùng tôm phát triển (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003), nên chỉ thuận lợi cho cáctrại giống gần biển. Tuy nhiên, đa số các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở ĐBSCLđều nằm ở nội địa (Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang…) (Lê Xuân Sinh vàctv, 2006), nơi nguồn nước mặn không có sẳn nên việc áp dụng quy trình này gặpnhiều khó khăn. Nhưng, nếu giảm lượng nước thay hay giảm tần suất thay nước trongquá trình ương, nước trong bể ương sẽ nhanh chóng bị ô nhiễm do thức ăn thừa vàchất thải của ấu trùng, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng và hiệu quả sản xuất.Do đó, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế lượng nước sử dụng trong quá trình ươngnhưng vẫn đảm bảo duy trì chất lượng nước cho bể ương và hiệu quả sản xuất là vấnđề cần giải quyết khi sử dụng quy trình nước trong hở.Bên cạnh đó, ozone là chất oxi hóa mạnh, từ lâu đã được con người sử dụng để thanhlọc nước và không khí. Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuấtgiống tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long, ozone thường được ứng dụng để xử lýnước thải và phòng bệnh. Do đó, ozone hoàn toàn có thể áp dụng vào quy trình nướctrong hở để xử lý môi trường ương thay thế cho việc thay nước hàng ngày. Chính vìthế, quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone (NTH – Ozone) đã ra đời. TheoLương Thị Bảo Thanh (2009), so với quy trình nước trong hở truyền thống, quy trìnhNTH – Ozone định kỳ xử lý ozone 2 ngày/lần kết hợp rút cặn, bổ sung 5% nước trongbể ương là phương pháp cho hiệu quả sử dụng cao hơn, đồng thời khi ương tôm càngxanh ở mật độ cao (150 – 250 ấu trùng/l) quy trình NTH - Ozone có thể tăng năngsuất ương lên 1,5 – 2,5 lần so với quy trình nước trong hở truyền thống.Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn chế là chưa xác định được mật độ tối ưu cho quy trình.Vì thế nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu để tăng mật độ ương cho quy trình NTH –Ozone ở bể ương có thể tích lớn, việc thực hiện đề tài ‘‘Xác định mật độ ương ấutrùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thích hợp cho quy trình nướctrong hở kết hợp sử dụng ozone” là cần thiết. 21.2. Mục tiêu của đề tài:Xác định mật độ ương thích hợp trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trìnhnước trong hở kết hợp sử dụng ozone trong bể ương 50l.1.3. Nội dung nghiên cứu: - Khảo sát ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở kết hợp sử dụng ozone trong bể ương 50l. - Xác định mật độ ương ấu trùng hiệu quả nhất cho quy trình nước trong kết hợp sử dụng ozone. 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh2.1.1. Phân loại và phân bố tôm càng xanhVới kích thước lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôm càng xanh (Macrobrachiumrosenbergii) đã và đang trở thành đối tượng nuôi thâm canh ở các quốc gia trên thếgiới như: Châu Á gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Birma, Indonesia, Thái Lan, Campuchia,Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Hawaii, Palau, Châu Úc, Châu Phi(Malawi, Mauritius, Seychelles), Châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Puerto Rico, Honduras,Colombia), và thậm chí tại Anh ở Châu Âu (Holthuis, 1980, trích dẫn bởi Lương ThịBảo Thanh, 2009).Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2001), tôm càng xanh có vi trí phân loại như sau: Ngành: Arthopoda Lớp: Crusracae Bộ: Decapoda Phân bộ: Caridea Họ: Palaemonidae Giống: Macrobrachium Loài: Macrobrachium rosenbergii De Man 1879Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn ĐộDương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu từ Châu Úc đến New Guinea, TrungQuốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, chúng phân bố tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặcbiệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).2.1.2. Vòng đời tôm càng xanhTôm càng xanh trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt, vòng đời tôm càng xanh có 4giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Ấu trùng nở rasống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng PL (postlarvae)(xem Hình 2.1 và Bảng 2.1). PL có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như sông rạch,ao hồ…, ở đó chúng sống và lớn lên, khi trưởng thành lại di cư ra vùng nước lợ nơi cóđộ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời tiếp tục (New, 2002; Nguyễn ThanhPhương và ctv, 2003; Nandlal et al., 2005).Thời gian và tốc độ tăng trưởng ở mỗi giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi môi trường, đặcbiệt là nhiệt độ nước và thức ăn (Nandlal et al., 2005). 4Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn IIIGiai đoạn IV Giai đoạn V Giai đoạn VIGiai đoạn VII Giai đoạn VIII Giai đoạn IXGiai đoạn X Giai đoạn XI Giai đoạn Postlarvae (PL) Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: