Danh mục

LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 792.75 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 112,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt. Nhận thức được điều này em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt. Nhận thức được điều này em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của việc xếp hạng khách hàng và quản lý rủi ro của chi nhánh, qua đó đưa ra một số mô hình nhằm đóng góp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đối với các ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Để tín dụng có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với ngân hàng.Trong đó chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng có vai trò hết sức quan trọng nó hỗ trợ NHCV trong việc: Ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng. Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, và do còn hạn chế về kiến thức trong chuyên đề này em chỉ xem xét qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và nêu ra một số mô hình mới hiện nay. Chuyên đề này gồm 3 phần chính là: I. Tổng Quan hoạt động tín dụng II. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của ngân hàng Công thương Ba đình III. Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng ngân hàng). 1.1. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà nước và các NHTM. - Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định: Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển - Khách hàng cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với các qui định của pháp luật và các qui định khách của ngân hàng cấp trên. Luật pháp qui định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. - Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thưu nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay. 1.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại a. Vai trò của chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm cảu ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nân cao khả năng sinh lời. b. Các nhân tố ảnh hưởng đế chính sách tín dụng Trước hết, nhu cầu tín dụng của khách hàng. Chính sách tín dụng là chính sách phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng. Do đó nhu cầu của khách hàng với các đặc tính khác nhau (khách hàng lớn, nhỏ. Khách hàng nông nghiệp hay xây dựng...) quyết định các nội dung và thành công của chính sách tín dụng. Thứ hai, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng. Do đó, chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dựng dựa trên dự đoán tương lai cũng như diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín dụng. Thứ ba, chính sách của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước như chính sách ưu đãi, chính tỷ giá, chính sách phát triển hệ thống tài chính…ảnh hưởng đến chính sách tín dụng. Thứ tư, qui mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, qui mô chủ sở hữu.. đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tín dụng. c. Nội dung chính sách tín dụng Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: Qui mô, lãi xuất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. 1. chính sách khách hàng Khách hàng nhận tín dụng của ngân hàng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, cá nhân người tiêu dùng, các ngân hàng, các công ty tài chính… Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hoặc hạn chế tài chính… Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hoặc hạn chế tài trợ đối với một số đối tư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: