Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh Việt Nam

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 112,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố từ nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến dự định về hay không về của DHSVN đang học tập hoặc làm việc ở nước ngoài; từ đó, ước lượng mức độ tác động của các yếu tố đến dự định về hay không về và khuyến nghị những chính sách dựa trên những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, thu hút nhân tài cho đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------o0o---------- BÙI THANH YÊN THẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNHTRỞ VỀ NƯỚC CỦA DU HỌC SINH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------o0o---------- BÙI THANH YÊN THẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNHTRỞ VỀ NƯỚC CỦA DU HỌC SINH VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách Công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đinh Công Khải TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu trongluận văn đều được dẫn nguồn với mức độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết củatôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh TếTp.HCM hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 06 năm 2015 Tác giả Bùi Thanh Yên Thảo -ii- LỜI CẢM ƠNĐầu tiên tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Công Khải, người trực tiếp hướngdẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này. Thầy đã kiên trì góp ý, cho tôi nhữnglời khuyên chân thành trong những lúc tôi thật sự hoang mang vì lựa chọn hướng phân tíchvà độ khó của quá trình lấy mẫu, động viên tinh thần tôi, và chỉnh sửa cách diễn đạt đểhoàn thành bài nghiên cứu. Tôi cũng chân thành cám ơn cô Quỳnh Trâm vì những góp ýquý báu trong các đợt xê-mi-na.Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô của trường đã nhiệt tình giúp tôichia sẻ bài khảo sát điện tử cũng như những tư vấn khi tôi mới hình thành ý tưởng đề tài.Tôi chân thành cảm ơn bạn bè, các bạn du học sinh Việt Nam và tập thể MPP6 đã sẵn sànghỗ trợ tôi đạt được số lượng khảo sát trên mong đợi trong thời gian ngắn cho nghiên cứu.Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc với gia đình, người thân đã ủng hộ tôi quay trở lại conđường học tập và tạo điều kiện cho tôi tập trung học trong 2 năm vừa qua. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2015 Tác giả Bùi Thanh Yên Thảo -iii- TÓM TẮTTheo báo cáo “Thúc đẩy khoa học, công nghệ, và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chotăng trưởng bền vững tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Pháttriển Kinh tế (2014) thực hiện, chảy máu chất xám gia tăng là một trong ba thách thứctrong hệ thống đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn diện cácyếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh Việt Nam (DHSVN) nhằm xácđịnh những yếu tố cốt lõi thu hút DHSVN về nước, giảm tình trạng chảy máu chất xám vàgóp phần tăng trưởng bền vững cho Việt Nam.Đề tài lấy ý kiến của 2 nhóm DHSVN thông qua bảng khảo sát điện tử trong thời gian 2tháng gồm 488 DHSVN đang học ở nước ngoài và 205 DHSVN đã học xong ở nước ngoàivà đang làm việc ở nước ngoài. Khung phân tích được xây dựng dựa trên mô hình lực hút– lực đẩy của Güngör và Tansel (2003) về dự định về nước của du học sinh Thổ Nhĩ Kỳ vàcó điều chỉnh các yếu tố phù hợp với thực trạng ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứuđịnh tính và định lượng theo mô hình probit có thứ tự được sử dụng trong nghiên cứu này.Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về thu nhập không phải là nhân tố quyết định thu hútDHSVN trở về. Đối với nhóm sinh viên, các yếu tố làm tăng khả năng dự định về như:ràng buộc trở về của học bổng, lí do về nước để khởi nghiệp, môi trường làm việc có thểáp dụng kiến thức và kinh nghiệm học ở nước ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự địnhkhông về như: dự định ban đầu không về nước; nhóm ngành khoa học-kĩ thuật-công nghệvà y; sự ủng hộ của gia đình trong quyết định ở lại nước ngoài và có vợ/chồng đi theo; vàthiếu cơ hội đào tạo nâng cao chuyên môn ở nước nhà. Từ đó, tác giả có một số khuyếnnghị chính sách. Thứ nhất, cần mở rộng cơ chế tự chủ cho hoạt động nghiên cứu khoa học,và tăng cường khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động R&D nhằm thu hút du họcsinh nhóm ngành khoa học-kĩ thuật-công nghệ và y. Thứ hai, tạo môi trường khởi nghiệpthuận lợi về khả năng tiếp cận vốn, chính sách ổn định, cơ chế minh bạch, rõ ràng. Thứ ba,cơ chế trọng dụng người tài và cơ chế đánh giá theo năng lực, theo sản phẩm giúp điềukiện ràng buộc về nước của học bổng du học đạt hiệu quả cao. Cuối cùng, những ưu đãi,quan tâm đến thành viên gia đình DHS giúp DHS an tâm và gắn bó với công việc.Từ khóa: Du học sinh, học nước ngoài, dự định trở về nước, chảy máu chất xám;Overseas students, study abroad, return intention, brain drain, human capital flight. -iv- MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................iLỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ iiTÓM TẮT ................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều: