Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh Bình Thuận

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 59,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận văn này là phân tích những ưu và nhược điểm của các yếu tố năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long Bình Thuận, từ đó đề xuất một số hành động nhằm triển khai giải pháp tương ứng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh Bình Thuận BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ________________________________ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÝ QUỐC NAMCHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH THANH LONG TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP.HCM, 6/2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạntrích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độchính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhấtthiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hay Chươngtrình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.HCM, tháng 6 năm 2014 Tác giả Lý Quốc Nam ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ Chương trìnhGiảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và cánbộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình và vô tư truyền đạtnhững kiến thức quý giá, hỗ trợ chu đáo trong suốt thời gian tôi vinh dự đượchọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã mang lại cho tôi cảm giácấm áp của một gia đình, nơi mọi thành viên sẻ chia và khắng khít với nhau nhưngười thân. Đặc biệt, tôi rất cảm ơn thầy Vũ Thành Tự Anh đã tận tình hướng dẫn tôitrong suốt quá trình làm luận văn, thầy Đinh Công Khải cùng với cô Lê ThịQuỳnh Trâm đã có những lời khuyên chân tình khi tôi bắt đầu viết đề cương, vàthầy Trần Tiến Khai đã tư vấn ý tưởng luận văn cho tôi. Tôi cảm ơn các hộ nông dân, cán bộ, chuyên gia tại các tổ chức mà tôiphỏng vấn, đã nhiệt tình cung cấp những thông tin, số liệu quý giá để hoànthành luận văn này. Tôi chân thành tri ân gia đình hai bạn Tôn Thất Trường, Trần NguyễnMạnh Hào và các bạn khác đã giúp đỡ hoàn toàn vô tư trong suốt thời gian tôiở trọ tại Sài Gòn. Sau hết, tôi cảm ơn gia đình mình, nhất là vợ tôi – Nguyễn Thị Bích Hằng– đã hy sinh rất nhiều để tôi toàn tâm theo học Chương trình Thạc sỹ Chínhsách công khóa V. Sài Gòn, tháng 6 năm 2014 Lý Quốc Nam iii TÓM TẮT Bình Thuận, tỉnh duyên hải cuối miền Trung Việt Nam, không được thiên nhiên ưuđãi về nông nghiệp như các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Vào cuối thập niên 1980,nông dân Bình Thuận (lúc đó là Thuận Hải) nhận ra cây thanh long, trước đây vốn chỉđược trồng làm cảnh, rất phù hợp với thổ nhưỡng Bình Thuận, cho quả bán được giá và cóthể trồng với quy mô lớn. Cùng với kỹ thuật chong đèn kích thích ra quả trái vụ được mộtnông dân tình cờ phát hiện, thanh long đã trở thành cây chủ lực, thay thế nhiều nông sảnkhác ở đây. Tuy có nhiều lúc cũng rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, nhưng nhìn chung tráithanh long xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn đa số cây trồng khác tại Bình Thuận.Hầu như tất cả nông hộ trồng thanh long đều thoát nghèo, rất nhiều trong số họ còn trở nênsung túc. Trước nguồn lợi đó, xuất hiện phong trào ồ ạt trồng thanh long, diện tích câytrồng này đã sớm vượt quá quy hoạch và phát sinh nhiều hệ lụy. Khi vào mùa, cung vượtquá cầu, thương lái ép giá, số tiền bán được có mùa không đủ cho nông dân trả công thuhoạch. Sự liên kết giữa các nông dân gần như không có, nên giá thu mua thanh long hoàntoàn do thương lái quyết định. Giữa các nông dân cũng xảy ra tình trạng cạnh tranh khônglành mạnh như sử dụng chất kích thích tăng trưởng. Việc buộc cây thanh long phải ra quảtrái vụ quanh năm khiến cho sức đề kháng của cây trồng giảm sút, dẫn đến lạm dụng cácloại thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay vẫn chưa có cơ quan nhà nước nào quản lý được việcsử dụng hóa chất trong trồng trọt, nên thanh long sạch khó có chỗ đứng vì sản xuất với chiphí cao nhưng chỉ bán bằng giá thanh long thường. Cuộc đua xuống đáy diễn ra, nông dânkhông mặn mà với VietGAP, GlobalGAP dù được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí.Chính vì diện tích đạt tiêu chuẩn GlobalGAP quá hiếm hoi nên thanh long Bình Thuận hầunhư luôn thiếu khả năng đáp ứng đơn hàng từ các khách hàng giàu có, kỹ tính như Hoa Kỳ,Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Với sản lượng dồi dào, hình thức đẹp, đạt cảm quanthông thường nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay phầnlớn thanh long Bình Thuận chỉ có thể bán cho người láng giềng Trung Quốc, không đòi hỏikhắt khe nhưng rất khó lường trong giao dịch. Trong nước thì các thương lái Việt Nam chi phối thu mua thanh long, nhưng đếnkhi buôn bán với thương nhân nước ngoài, nhất là Trung Quốc, các thương lái này lại iv“nắm dao đằng lưỡi”. Giao dịch mua bán giữa thương lái Việt Nam với Trung Quốc đaphần là tiểu ngạch, hợp đồng chỉ mang tính hình thức, đối phó nên khi đối tác trở mặt thìthương lái Việt khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Quả thanh long hiện nay chỉ được sửdụng dưới hình thức ăn tươi, gần như không có sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng nàokhác. Có thể thấy rằng, lợi thế cạnh tranh của trái thanh long Bình Thuận hiện nay chủyếu dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, các yếu tố cạnh tranh khác như hạ tầng, cácngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan, R&D… đều từ mức yếu đến trung bình. Hiện nay nhiềuquốc gia khác như Thái Lan, Đài Loan và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: