Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách tiền tệ và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.89 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Tìm hiểu sự vận hành của CSTT ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015; phân tích sự tác động của CSTT đến các lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam; đề xuất khuôn khổ giúp CSTT trở nên phù hợp hơn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách tiền tệ và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT QUÁCH DƯƠNG TỬ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT QUÁCH DƯƠNG TỬ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. JAMES RIEDEL Ths. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Bộ dữ liệu và các trích dẫn trong bài đều được tôi dẫn nguồn một cách cụ thể theo quy định của Chương trình. Luận văn thể hiện kết quả nghiên cứu thực nghiệm, không hoàn toàn phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2017 Tác giả Quách Dương Tử ii LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy James Riedel và Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tụy hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Thầy Tuấn đã đóng góp những ý kiến quý báu, gợi mở những hướng đi giúp tôi có thể hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng quý báu, truyền cho tôi những cảm hứng để có thể làm việc tốt hơn, tích cực hơn. Xin cảm ơn Anh Trương Minh Hòa và Chị Phạm Hoàng Minh Ngọc đã hỗ trợ về mặt kỹ thuật, các thủ tục cần thiết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các Anh, Chị, Em học viên khóa MPP8 đã hỗ trợ, động viên trong suốt khóa học cũng như thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ba, Mẹ, các đồng nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, để tôi có thể chính thức trở thành một thành viên trong Đại Gia đình Fulbright Việt Nam. Xin cảm ơn tất cả! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2017 Tác giả Quách Dương Tử iii TÓM TẮT Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ đắc lực của Ngân hàng Nhà nước, nhằm điều hành nền kinh tế vĩ mô với hai mục đích chính là duy trì lạm phát ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính sách tiền tệ được nới lỏng liên tục thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm mục đích gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này đã nhanh chóng dẫn đến lạm phát nhảy vọt vào năm 2008 và 2011. Với 2 cú sốc lạm phát trong một thời gian ngắn đã buộc Ngân hàng Nhà nước có những động thái cẩn trọng hơn trong việc ban hành các chính sách tiền tệ so với thời gian trước. Thế nhưng, lạm phát chỉ là một biểu hiện của các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam, trong khi những số liệu vĩ mô khác như tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế, chỉ số chứng khoán… cũng thể hiện hệ quả từ các chính sách tiền tệ. Với bộ số liệu vĩ mô trong giai đoạn 2000 – 2015, cùng với phương pháp định lượng SVAR (Structure vector autoregressive) luận văn đã chỉ ra những tác động cụ thể từ các cú sốc chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó kết quả cho thấy những chính sách tiền tệ được ban hành gồm cung tiền lẫn lãi suất trong giai đoạn nghiên cứu đều tập trung vào việc kiểm soát và duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, trong khi những yêu cầu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ được Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách khi có vấn đề phát sinh. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều: