Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng - Trường hợp tỉnh Lào Cai

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 886.79 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 76,000 VND Tải xuống file đầy đủ (76 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá chính sách chi trả DVMTR, trường hợp tỉnh Lào Cai dựa trên các tiêu chí đảm bảo cho một chính sách phí tốt. Trong đó tập trung vào việc đánh giá và phân tích tính hiệu quả, công bằng và khả thi trong chính sách thu phí của các đối tượng liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng - Trường hợp tỉnh Lào Cai BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT --------------------------- TRẦN THỊ THÚY ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍNH MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------- TRẦN THỊ THÚY ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG: TRƯỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. MALCOLM MCPHERSON Ths. LÊ THỊ QUỲNH TRÂM TP. HỒ CHÍNH MINH – NĂM 2017 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệusử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả nănghiểu biết của tôi. Đây là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân tôi, do đó không nhất thiếtphản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chươngtrình giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả Trần Thị Thúy -ii- LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Quỳnh Trâm đã cố vấn, đồng hành vớitôi trong suốt quá trình học tập tại mái nhà FETP này. Đặc biệt, Cô Quỳnh Trâm đã cùngvới Thầy Malcolm Mcpherson tận tình, một cách nhẫn nại hướng dẫn tôi, đưa ra những ýkiến quý báu trong quá trình hoàn thiện bản luận văn này.Xin cảm ơn những người vừa dẫn đường vừa kể chuyện - đã chở tôi trèo đèo, lội suối, lênrừng, phiên dịch để gặp những người gác rừng, làm về rừng, về du lịch, về nuôi cá nướclạnh, về thủy điện, những người xây dựng và áp dụng chính sách tại địa phương… Nhữngthông tin (cả chia sẻ và không chia sẻ) về quan điểm, đánh giá, góc nhìn của mình đã giúptôi củng cố hiểu biết, chặt chẽ thêm những lập luận, hoàn thành luận văn này. Tôi biết ơncác lãnh đạo và đồng nghiệp ở Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai, Chi cục Thủy lợi LàoCai đã tạo điều kiện cho tôi được đi học, chia sẻ công việc trong suốt thời gian qua.Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô, các Trợ giảng của Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright đã giảng dạy, định hướng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực, giúp đỡ tôi vềmặt tinh thần, học thuật. Đặc biệt cảm ơn những người phụng sự như em Hòa, ThầyPhong, Thầy Thái, Cô Ngọc, Chị Triều, Anh Bình, Em An, Chị Danh, Chị Luyến, ChúTuấn, Chú Cao, Anh Phương… Tất cả mọi người đã để tôi được học tập, được sống trongmôi trường hết sức lý tưởng và thân thương này.Cảm ơn các anh, chị, em trong lớp MPP8 – những người đã cùng tôi đi hết chặng đườngdài ở đây. Cảm ơn Cún – con zai lớn của chị và đứa em lầy lội tín tín, bộ ba bất khả thi, cảmột vườn bách thú từ thỏ, chuột, tí nị, mèo, voi, chu, ngan, nhím, kiki, hip, tin, bín, đị đị,thạch, muội, má, siu, hẩu, híu, bon, heo, tiêu, dê, giun, cáo, gà, đại bàng và quỷ sứ (m7)…Kể cả lúc ốm đau, khởi đầu vất vả, học hành gian nan, vượt qua những vui buồn, cùng tôitận hưởng từng chút, từng chút những trải nghiệm tuyệt vời ở nơi đây.Cuối cùng, lời cảm ơn từ tận đáy lòng mình xin dành cho gia đình thương yêu của tôi, đãchấp nhận sự đánh đổi, ủng hộ lựa chọn này, luôn dõi theo, hỗ trợ và nâng bước cho tôi. Xin mọi người hãy nhận lấy! Tác giả Trần Thị Thúy -iii- TÓM TẮTTừ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á triển khai chính sách chitrả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở cấp quốc gia. Song qua quá trình áp dụng trongthực tế, chính sách nảy sinh nhiều vướng mắc và bất cập làm hạn chế tính hiệu quả. Bằngphương pháp phân tích định tính kết hợp với phỏng vấn sâu 46 đại diện các đối tượng trựctiếp thực hiện chính sách ở địa phương. Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá chính sách trênba khía cạnh của một hệ thống phí bền vững: tính hiệu quả, công bằng và khả thi. Kết quảphân tích đã phát hiện ra những trục trặc cơ bản sau:Thứ nhất, chính sách thu phí DVMTR từ thủy điện và nước sạch đảm bảo hiệu quả thu bềnvững do mức phí thấp và cơ sở thu rộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: