![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá tác động các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tính hiệu quả các chương trình theo Quyết định 131/2004/QĐ-TTg và 188/2012/QĐ-TTg của Chính phủ tác động đến nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiệu quả chính sách quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu tại hồ Trị An - Đồng Nai BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VŨ HOÀNG QUỲNHĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI HỒ TRỊ AN-ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VŨ HOÀNG QUỲNHĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI HỒ TRỊ AN-ĐỒNG NAI Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Vũ Hoàng Quỳnh ii LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô tại Chương trình giảng dạy kinh tếFulbright, những người đã đem hết tâm huyết của mình để truyền dạy cho chúng tôi nhữngkiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đinh Công Khải, người Thầy đã luôntận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, từ lúcbắt đầu những buổi seminar đầu tiên cho đến lúc tôi hoàn thành luận văn của mình.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Jonathan Pincus đã có những ý kiến góp ý xác đánggiúp tôi định hình luận văn của mình.Tôi cũng xin cảm ơn các bạn MPP4, các Chú, các Anh chị em trong Chi cục Thủy sảnĐồng Nai đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này. Và Tôicũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người luôn âm thầm đứng sau và ủng hộ tôitrong suốt quãng đường học vấn đầy gian nan. Không có giúp đỡ này có lẽ tôi đã không cóđược ngày như hôm nay. iii TÓM TẮT LUẬN VĂNNguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên quan trọng của nước ta. Nó không chỉ là động lựcquan trọng cho sự phát triển kinh tế mà còn đóng góp quan trọng vào quá trình xóa đóigiảm nghèo ở nước ta. Tuy nhiên gần đây, tình trạng nguồn lợi thủy sản bị suy giảmnghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều thủy vực vùng biển lẫn trong nội đồng. Chính phủ đãcó rất nhiều chính sách nhằm ngăn chặn và phục hồi nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên hiệu quảcủa các chính sách vẫn chưa được đánh giá một cách cụ thể.Qua việc nghiên cứu tình huống chính sách quản lý khai thác nguồn lợi trên hồ Trị An,luận văn sẽ làm rõ những bất cập trong các chính sách quản lý theo cơ chế tự do tiếp cậnđang áp dụng trên hồ Trị An nói riêng và các thủy vực khác nói chung.Dựa trên thông tin phản hồi chính sách từ chính những người dân đang trực tiếp sinh sốngbằng nghề khai thác thủy sản trên hồ Trị An và các cán bộ quản lý tại địa phương, thôngqua bộ tiêu chí đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc tác giảthực hiện đánh giá tính bền vững việc phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An.Kết quả nghiên cứu cho thấy tính bền vững của hoạt động khai thác thủy sản trên hồ TrịAn là thấp. Nguồn lợi thủy sản bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm rõ rệt về cả sảnlượng và thành phần loài thủy sản trên hồ. Các chính sách và biện pháp hành chính nhằmbảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng khai thác quá mức và ngăn chặn tình trạng khaithác trái phép bằng xung điện đã không có hiệu quả.Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy việc áp dụng cơ chế tự do tiếp cận trong quảnlý nguồn lợi thủy sản sẽ dẫn tới suy kiệt nguồn lợi thủy sản bất chấp các nỗ lực, biện phápcan thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính của cơ quan chức năng. Vì vậy, một sự thay đổinhằm thay thế cơ chế tự do tiếp cận đối với nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An là cần thiết.Quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào các công cụ thị trường như hạn ngạch cá nhân có thểtrao đổi (ITQ) là một giải pháp tốt có thể áp dụng trên hồ Trị An. iv MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ iiTÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................iiiMỤC LỤC ............................................................................................................................ ivDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... viDANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... viiDANH MỤC HÌNH ............................................................................................................viiiCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................... ...