Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế của khẩu An Giang

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu điển hình ở khu vực cửa khẩu sẽ đánh giá được tác động của chính sách trong thời gian qua đến hoạt động kinh tế cửa khẩu - nơi giáp bên giới là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, từ đó tìm được giải pháp để tăng hiệu quả hoạt động của khu KTCK sẽ góp phần giải quyết được các vấn đề về kinh tế - xã hội như tạo việc làm cho lao động địa phương, nâng cao kỹ năng, cải tiến công nghệ, giảm bớt tệ nạn xã hội.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế của khẩu An Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ THU THÚYGIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU AN GIANGLUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THỊ THU THÚY GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ: Vũ Thành Tự Anh TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệusử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vihiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại họcKinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Ngày tháng năm 2013 Tác giả Trần Thị Thu Thúy ii LỜI CẢM ƠNTôi chân thành cảm ơn các giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và trườngĐại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi được học tập và nghiên cứutrong thời gian qua.Đặc biệt tôi rất biết ơn thầy Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảngdạy kinh tế Fulbright đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn tất nghiên cứu đề tài.Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Lê Hữu Trang – Phó ban Ban quản lý Khukinh tế tỉnh An Giang, ông Huỳnh Văn To – Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân huyệnTịnh Biên, ông Đặng Ngọc Hùng – Trưởng ban Ban quản lý Khu thương mại Tịnh Biên đãnhiệt tình cung cấp những thông tin liên quan để tôi hoàn thành nghiên cứu này. iii TÓM TẮTTừ năm 2001, An Giang là một trong những tỉnh thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt quyết định được phép áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) gồm haikhu vực: cửa khẩu Tịnh Biên thuộc huyện Tịnh Biên và cửa khẩu Vĩnh Xương thuộc thịtrấn Tân Châu. Đến năm 2007 khu KTCK An Giang được bổ sung thêm khu vực cửa khẩuKhánh Bình thuộc huyện An Phú. Tuy vậy, đã 12 năm qua (năm 2001 – 2012) cơ sở hạtầng được đầu tư tại các khu vực cửa khẩu vẫn chưa hoàn tất. Đến nay, chỉ mỗi khu vựccửa khẩu Tịnh Biên có hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên, đây là khu phi thuế quanđược hưởng chính sách ưu đãi về bán hàng miễn thuế 500.000 đồng/người/ngày. Mặc dùchính sách này đã góp phần cho khu vực cửa khẩu Tịnh Biên được nổi trội hơn hai khu vựccòn lại, nhưng đến nay vẫn chưa tác động đủ để khu vực cửa khẩu Tịnh Biên hoạt độngđúng với chức năng thương mại – đầu tư của chủ trương mở cửa biên giới. Tuy nhiên, vấnđề ngược lại sẽ được đặt ra là liệu chính sách ưu đãi có thực sự giúp hoạt động của các khuchức năng trong khu vực cửa khẩu có đạt hiệu quả so với việc không có chính sách vànhững lợi thế cạnh tranh nào được hình thành tại đây vẫn chưa được đánh giá rõ ràng.Vì vậy, nghiên cứu này tập trung giải quyết hai câu hỏi chính sách quan trọng: thứ nhất,hiệu quả hoạt động của khu KTCK An Giang như thế nào? Việc đánh giá này cho thấychọn khu vực cửa khẩu Tịnh Biên để đánh giá điển hình nhằm tìm giải pháp chính sáchgiúp tăng hiệu quả hoạt động của khu vực cửa khẩu là cần thiết, đây cũng là phạm vi củanghiên cứu. Và tìm lời đáp cho câu hỏi chính sách thứ hai, cần có chính sách gì để tănghiệu quả hoạt động của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên thuộc khu KTCK An Giang?Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí bằng cáchthu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban, ngành và thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏngvấn trực tiếp doanh nghiệp và khách hàng đến tham quan, mua sắm. Ngoài ra, việc khảosát thực địa sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá lợi thế cạnh tranh củahuyện Tịnh Biên.Nghiên cứu cho thấy hoạt động khu vực cửa khẩu Tịnh Biên được đánh giá là chưa có hiệuquả. Dù vậy, hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên vẫn có tác động lan tỏa trong khuvực, và đây cũng chính là tiềm năng để khu vực cửa khẩu phát triển có hiệu quả trong ivtương lai. Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế cũng khẳng định việc phát triển cụm ngành đểnâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực là một chiến lược ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: