Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức - Chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 63,000 VND Tải xuống file đầy đủ (63 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này thực hiện với hai mục tiêu chính: Đánh giá tình trạng quản lý hoạt động BHR ở TP.HCM và so sánh với các nước khác; đưa ra các gợi ý chính sách về khả năng Trao quyền Pháp lý cho đối tượng này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức - Chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ——————–*——————— PHẠM THÁI TRƯỜNGHỢP THỨC HÓA NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: CHÍNH SÁCH TRAO QUYỀN PHÁP LÝCHO NGƯỜI BÁN HÀNG RONG Ở TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG . Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA ThS. HUỲNH TRUNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2016 [i] Lời cam đoanTôi cam đoan rằng luận văn này do chính tôi trực tiếp thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệutrong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất. Các tài liệu và số liệu đượctham khảo ở mức độ cao nhất trong phạm vi nguồn lực của cá nhân tôi.Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright hoặc của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Tác giả Phạm Thái Trường [ ii ] Lời cảm ơnTrước hết, tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôilà PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và ThS. Huỳnh Trung Dũng. Sự chỉ dẫn nhiệt tình cùng vớicác góp ý bổ ích của các Thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thựchiện luận văn này. Tôi cũng rất cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du đã có những ý kiến quý báu giúpluận văn được hoàn thiện hơn.Tôi trân trọng cảm ơn toàn thể giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vìnhững kiến thức và kinh nghiệm đã truyền dạy cho tôi.Tôi cũng muốn cảm ơn các cán bộ, nhân viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrightvì sự hỗ trợ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi học tập tại đây.Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn to lớn đến tất cả các bạn học của lớp MPP7 vì đã chia sẻ và giúpđỡ tôi trong suốt quá trình học tập đầy thử thách và khó khăn. Khoảng thời gian học chungvới các bạn chắc chắn là một kỷ niệm khó quên trong đời tôi.Sau cùng, và trên hết, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ba và Má, những người đãluôn bên cạnh động viên tôi để tôi có được thành quả này. [ iii ] Tóm tắt luận vănTp.HCM hiện đang là địa phương có quy mô phát triển kinh tế lớn nhất và có tốc độ đô thịhóa diễn ra nhanh nhất Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ đó đã dẫn đến tình trạng khu vựckinh tế phi chính thức (là những hoạt động kinh tế, kinh doanh không đăng ký hợp pháp vàkhông chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan Nhà nước) ngày càng lớn mạnh và đặt ranhiều vấn đề chính sách cấp bách. Một trong những vấn đề đó là hoạt động bán hàng rong ởkhu vực đô thị đã và đang gây ra các bức xúc và mâu thuẫn về kinh tế-xã hội. Mặc dù Chínhquyền Tp.HCM có áp dụng các biện pháp quản lý nhưng hiệu quả đem lại vẫn không cao,và vấn đề này vẫn mang tính thời sự.Luận văn được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên. Phương pháp nghiên cứu là định tínhvới mô hình phân tích là lý thuyết Trao quyền Pháp lý. Mô hình này do Ủy ban Trao quyềnPháp lý (thuộc Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc) đề xuất, với bốn trụ cột chínhlà: Quyền Tiếp cận công lý và pháp quyền, Quyền Sở hữu tài sản, Quyền Lao động, QuyềnKinh doanh. Đây là mô hình có nhiều ưu điểm và được nhiều nước đã áp dụng thành côngtrong việc quản lý hoạt động bán hàng rong nói riêng và hợp thức hóa khu vực kinh tế phichính thức nói chung.Luận văn có ba nội dung chính: đầu tiên là sơ lược lý thuyết về khu vực kinh tế phi chínhthức và hoạt động bán hàng rong, cùng với kinh nghiệm của các nước về vấn đề này; tiếptheo là phân tích tình hình quản lý hoạt động bán hàng rong ở Việt Nam nói chung vàTp.HCM nói riêng; cuối cùng là đưa ra các gợi ý chính sách.Kết quả phân tích cho thấy công tác quản lý hoạt động bán hàng rong của Tp.HCM rất kémhiệu quả. Do đó, luận văn đưa ra các gợi ý chính sách để Tp.HCM có thể quản lý hoạt độngbán hàng rong hiệu quả hơn, bao gồm: công nhận địa vị pháp lý, lập cơ quan quản lý chuyêntrách, thức hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, thực hiện việc đăng ký kinh doanh, tạo cơchế kết nối giữa hoạt động bán hàng rong và nguồn tài chính ở khu vực chính thức, xây dựngcác khu vực dành riêng cho bán hàng rong, thành lập các tổ chức đại diện, kết hợp hoạt độngbán hàng rong với các hoạt động văn hóa-du lịch của Tp.HCM. [ iv ] ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: