Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nền kinh tế phi chính thức - Ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của Việt Nam

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.58 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 81,000 VND Tải xuống file đầy đủ (81 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu về qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam, những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức và khoản thất thu thuế do nền kinh tế phi chính thức gây ra. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm kiểm soát và thu hẹp qui mô của nền kinh tế phi chính thức; đồng thời khuyến khích khu vực chính thức ngày càng lớn mạnh, góp phần năng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm thất thoát thuế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nền kinh tế phi chính thức - Ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THÁI HÒANỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: ƯỚC TÍNH QUI MÔ VÀ HÀM Ý VỀ TIỀM NĂNG THUẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THÁI HÒANỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: ƯỚC TÍNH QUI MÔ VÀ HÀM Ý VỀ TIỀM NĂNG THUẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. JAMES RIEDEL ThS. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệusử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểubiết của tôi. Đây là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân tôi, do đó không nhất thiết phảnánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảngdạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thái Hòa -ii- LỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình học tập tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tôi luôn nhậnđược sự giảng dạy và giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô giáo cùng các trợ lý phục vụ. Trướchết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban giảng viên chương trình đã nhiệt tình giúp đỡtôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy James Riedel và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tâmhướng dẫn và giúp tôi hoàn thành hướng nghiên cứu cũng như có những lời góp ý, phản biệnvà lời khuyên hết sức chân thành để tôi có thể hoàn thành luận văn này.Tôi cũng xin dành những lời cảm ơn đến Thầy Lê Việt Phú đã có những góp ý sâu sắc trongquá trình thực hiện đề tài.Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và các anh, chị họcviên lớp MPP8 đã luôn hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luậnvăn này. Tác giả Nguyễn Thái Hòa -iii- TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm ước tính qui mô của nền kinh tế phi chính thức ở ViệtNam, tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của khu vực này và tác động của nóđến thất thoát số thu thuế. Nghiên cứu đã sử dụng khung lý thuyết đánh giá mức độ tuân thủvà thất thoát nguồn thu thuế mà Ngân hàng thế giới (2011) đề xuất, kết hợp với phương phápmô hình MIMIC để ước tính qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam cùng một sốquốc gia Châu Á khác.Kết quả phân tích cho thấy, có 3 nguyên nhân chính tác động đến sự gia tăng của nền kinhtế phi chính thức: (i) hệ thống luật pháp, chất lượng thể chế và sự minh bạch của chính phủ;(ii) gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội và (iii) sự suy giảm của nền kinh tế chínhthức. Ngoài ra, các yếu tố khác như tập quán kinh doanh, thói quen tiêu dùng cũng góp phầnvào sự lớn lên của khu vực này. Kết quả ước tính qui mô cho thấy nền kinh tế phi chính thứccủa Việt Nam ở mức từ 15% - 27% GDP, và đang có xu hướng gia tăng mạnh từ năm 2008trở đi. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam là cao thứ 3so với các nước trong mẫu nghiên cứu, trung bình mỗi năm tăng 1,4% GDP. Với qui mô nềnkinh tế phi chính thức ở mức cao như hiện nay, mỗi năm Việt Nam thất thoát khoảng 3% -5% GDP số thu từ thuế, tương đương 1/5 tổng doanh thu từ thuế của nền kinh tế chính thức.Nếu kiểm soát và thu hẹp được phạm vi của nền kinh tế phi chính thức, hay nói cách khácđó là khuyến khích các chủ thể tham gia ngày một nhiều hơn vào khu vực chính thức thì mỗinăm ngân sách có thêm khoảng 2% - 3% GDP tiền thu từ thuế, góp phần củng cố tính bềnvững của cán cân ngân sách.Từ kết quả nghiên cứu, để có thể kích thích các cá thể tham gia vào nền kinh tế chính thức,chính phủ nên tập trung vào các biện pháp dài hạn, tạo ra những thay đổi mang tính nền tảngnhư: (i) tập trung vào việc cải thiện hệ thống luật pháp; (ii) kiểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: