Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ohân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện gió Thanh Phong tỉnh Bến Tre
Số trang: 119
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.66 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của đề tài là xác định tính khả thi của dự án trên cả hai phương diện kinh tế và tài chính. Tính khả thi về kinh tế cho biết việc thực hiện dự án có làm tăng phúc lợi quốc gia hay không, làm cơ sở cho quyết định can thiệp của Chính phủ là nên khuyến khích hay hạn chế dự án. Tính khả thi về tài chính thể hiện sức hấp dẫn của dự án đối với nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ góp thêm những gợi ý chính sách cho việc điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ohân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện gió Thanh Phong tỉnh Bến Tre i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Xuân An ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy đã trực tiếp giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Thầy Lê Việt Phú đã tận tình góp ý, khuyến khích tôi hoàn thiện đề tài. Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi ngay từ những buổi đầu thảo luận Seminar chính sách. Xin cảm ơn Thầy Huỳnh Thế Du đã dành nhiều thời gian giảng giải cho tôi hiểu rõ hơn về các vấn đề trong thẩm định dự án. Kế đến, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô và cán bộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã mang lại cho tôi một môi trường học tập lý tưởng với nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn tất cả các anh chị bạn bè khóa MPP6 đã cùng chia sẻ và yêu thương trong thời gian học tập tại chương trình. Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn đến cơ quan và gia đình đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. iii TÓM TẮT Nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện lâu dài và giảm thiểu các tác hại đến môi trường, Chính phủ chủ trương sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa, trong đó có điện gió. Đồng thời, Chính phủ cũng thể hiện cam kết thúc đẩy phát triển điện gió thông qua ban hành Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió với nhiều ưu đãi về sử dụng đất, miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và bao tiêu nguồn điện sản xuất ra với giá 7,8 cents/kWh. Trong đó, EVN chi trả 6,8 cents/kWh, ngân sách trợ cấp cho EVN 1 cent/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, điện gió là lĩnh vực mới ở Việt Nam và có chi phí đầu tư rất cao nên việc phát triển điện gió gặp phải nhiều khó khăn như: thiếu số liệu đo gió tin cậy, thiếu lao động có chuyên môn, không có công nghệ trong nước, cơ sở hạ tầng kém, khó huy động vốn và chưa có quy hoạch điện gió đầy đủ. Cơ chế hỗ trợ đã giúp giảm thiểu nhiều rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển điện gió như: rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường, rủi ro thay đổi chính sách. Các rủi ro còn lại mà các dự án có thể gặp phải là rủi ro thực hiện và rủi ro chi trả của bên mua. Do đó, dù số lượng dự án đăng ký đầu tư nhiều nhưng phần lớn đều dưới hình thức giữ đất và chờ đợi điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi. Dự án nhà máy điện gió Thanh Phong là một trong số đó. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tài là xác định tính khả thi của dự án trên cả hai phương diện kinh tế và tài chính, từ đó sẽ góp thêm những gợi ý chính sách cho việc điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về kinh tế với NPV kinh tế là 285,35 tỷ đồng nhưng không khả thi về tài chính nên cần được Chính phủ hỗ trợ để cải thiện hiệu quả tài chính dự án. Kết quả phân tích độ nhạy xác định các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi tài chính dự án là giá mua điện, hệ số công suất, tổng mức đầu tư và lạm phát USD. Theo đó, Chính phủ có thể tăng giá mua điện tối thiểu 10,38 cents/kWh để giúp dự án trở nên khả thi về tài chính. Mặt khác, phân tích phân phối cũng chỉ ra Chính phủ không nên tiếp tục trợ giá cho điện gió mà nên tính đầy đủ giá mua điện gió vào giá bán điện để khách hàng tiêu dùng điện chi trả vì lợi ích của nhóm này rất lớn ngay cả khi chi trả toàn bộ cho giá điện. iv Thông qua tình huống dự án nhà máy điện gió Thanh Phong và tình hình phát triển điện gió hiện nay, đề tài đưa ra một số khuyến nghị như sau: Về điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió: tăng giá mua điện lên từ 10,38 – 10,51 cents/kWh và bỏ trợ cấp mua điện gió cho EVN. Bổ sung nội dung Chính phủ bảo lãnh chi trả cho EVN và đưa nội dung này vào Hợp đồng mua bán điện. Khắc phục các khó khăn trong đầu tư phát triển điện gió thông qua các hoạt động cụ thể như: công bố kết quả đánh giá tiềm năng gió dưới dạng bản đồ trực tuyến; công bố rộng rãi các quy hoạch điện gió; xây dựng hạ tầng lưới điện phù hợp với các quy hoạch điện gió; tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi; tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu về điện gió. Chính phủ nên xem xét đến khuyến khích phát triển điện gió quy mô nhỏ để có thể khai thác tài nguyên gió hiệu quả hơn. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................viii DANH MỤC BẢ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ohân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện gió Thanh Phong tỉnh Bến Tre i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Xuân An ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy đã trực tiếp giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Thầy Lê Việt Phú đã tận tình góp ý, khuyến khích tôi hoàn thiện đề tài. Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi ngay từ những buổi đầu thảo luận Seminar chính sách. Xin cảm ơn Thầy Huỳnh Thế Du đã dành nhiều thời gian giảng giải cho tôi hiểu rõ hơn về các vấn đề trong thẩm định dự án. Kế đến, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô và cán bộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã mang lại cho tôi một môi trường học tập lý tưởng với nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn tất cả các anh chị bạn bè khóa MPP6 đã cùng chia sẻ và yêu thương trong thời gian học tập tại chương trình. Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn đến cơ quan và gia đình đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. iii TÓM TẮT Nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện lâu dài và giảm thiểu các tác hại đến môi trường, Chính phủ chủ trương sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa, trong đó có điện gió. Đồng thời, Chính phủ cũng thể hiện cam kết thúc đẩy phát triển điện gió thông qua ban hành Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió với nhiều ưu đãi về sử dụng đất, miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và bao tiêu nguồn điện sản xuất ra với giá 7,8 cents/kWh. Trong đó, EVN chi trả 6,8 cents/kWh, ngân sách trợ cấp cho EVN 1 cent/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, điện gió là lĩnh vực mới ở Việt Nam và có chi phí đầu tư rất cao nên việc phát triển điện gió gặp phải nhiều khó khăn như: thiếu số liệu đo gió tin cậy, thiếu lao động có chuyên môn, không có công nghệ trong nước, cơ sở hạ tầng kém, khó huy động vốn và chưa có quy hoạch điện gió đầy đủ. Cơ chế hỗ trợ đã giúp giảm thiểu nhiều rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển điện gió như: rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường, rủi ro thay đổi chính sách. Các rủi ro còn lại mà các dự án có thể gặp phải là rủi ro thực hiện và rủi ro chi trả của bên mua. Do đó, dù số lượng dự án đăng ký đầu tư nhiều nhưng phần lớn đều dưới hình thức giữ đất và chờ đợi điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi. Dự án nhà máy điện gió Thanh Phong là một trong số đó. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tài là xác định tính khả thi của dự án trên cả hai phương diện kinh tế và tài chính, từ đó sẽ góp thêm những gợi ý chính sách cho việc điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về kinh tế với NPV kinh tế là 285,35 tỷ đồng nhưng không khả thi về tài chính nên cần được Chính phủ hỗ trợ để cải thiện hiệu quả tài chính dự án. Kết quả phân tích độ nhạy xác định các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi tài chính dự án là giá mua điện, hệ số công suất, tổng mức đầu tư và lạm phát USD. Theo đó, Chính phủ có thể tăng giá mua điện tối thiểu 10,38 cents/kWh để giúp dự án trở nên khả thi về tài chính. Mặt khác, phân tích phân phối cũng chỉ ra Chính phủ không nên tiếp tục trợ giá cho điện gió mà nên tính đầy đủ giá mua điện gió vào giá bán điện để khách hàng tiêu dùng điện chi trả vì lợi ích của nhóm này rất lớn ngay cả khi chi trả toàn bộ cho giá điện. iv Thông qua tình huống dự án nhà máy điện gió Thanh Phong và tình hình phát triển điện gió hiện nay, đề tài đưa ra một số khuyến nghị như sau: Về điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió: tăng giá mua điện lên từ 10,38 – 10,51 cents/kWh và bỏ trợ cấp mua điện gió cho EVN. Bổ sung nội dung Chính phủ bảo lãnh chi trả cho EVN và đưa nội dung này vào Hợp đồng mua bán điện. Khắc phục các khó khăn trong đầu tư phát triển điện gió thông qua các hoạt động cụ thể như: công bố kết quả đánh giá tiềm năng gió dưới dạng bản đồ trực tuyến; công bố rộng rãi các quy hoạch điện gió; xây dựng hạ tầng lưới điện phù hợp với các quy hoạch điện gió; tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi; tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu về điện gió. Chính phủ nên xem xét đến khuyến khích phát triển điện gió quy mô nhỏ để có thể khai thác tài nguyên gió hiệu quả hơn. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................viii DANH MỤC BẢ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công Chính sách công Dự án điện gió Nguồn năng lượng sạch Nguồn cung ứng điện Xác định tính khả thi của dự ánGợi ý tài liệu liên quan:
-
21 trang 127 0 0
-
Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội
10 trang 111 0 0 -
Bài giảng Luật và chính sách kinh tế - Bài 2: Pháp luật: Khái niệm và vai trò
20 trang 101 0 0 -
Tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (2022)
727 trang 66 0 0 -
8 trang 49 0 0
-
Giáo trình Chính trị học: Phần 2
316 trang 49 0 0 -
85 trang 47 0 0
-
Lập Dự án đầu tư Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời
44 trang 46 1 0 -
93 trang 41 0 0
-
Tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái tại Hà Nội
10 trang 39 0 0