Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 833.28 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 47,000 VND Tải xuống file đầy đủ (47 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận văn là phân tích bản chất của dịch vụ mới này có phải dịch vụ vận tải hành khách hiện đang được pháp luật điều chỉnh và Nhà nước cần phải quản lý dịch vụ mới này hay không? Đề xuất khung quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ và các dịch vụ tương tự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN ĐỖ PHƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HỖ TRỢ BỞI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN ĐỖ PHƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HỖ TRỢ BỞI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu trongluận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố HồChí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đỗ Phương -ii- LỜI CẢM ƠNTôi xin gửi lời cảm ơn đến Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi cáchnhìn và các công cụ khoa học chính sách công – những chất liệu quí báu để hình thành nên bàiviết này.Tôi đặc biệt cảm ơn GS.TS.David O. Dapice và Thạc sỹ Nguyễn Xuân Thành không chỉ giảngdạy mà còn tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học và làm nghiên cứu này.Trân trọng gửi lời cảm ơn đến ông Hồ Huy – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Mai Linh, các bạnđồng nghiệp đã tham gia khảo sát, trả lời phỏng vấn và đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho việchoàn thành bài viết này và trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Đặng Việt Dũng – Tổng giám đốc Uber Việt Nam và cácđồng nghiệp ở Uber đã chia sẻ và đóng góp ý kiến cho bài nghiên cứu nàyCảm ơn các Bạn Nguyễn Thị Kim Sang, Lưu Ngọc Yến Hương, Nguyễn Thu Hảo và Lê VănPhúc MPP8, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các bạn cùng lớp đã chia sẻ ý tưởng,đóng góp và hỗ trợ tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ba mẹ, vợ và các con cùng những thành viên trong giađình, những người đã động viên, hỗ trợ, chia sẻ để tôi có thể hoàn thành việc học cũng như hoànthành bài viết này.Tháng 3 năm 2017Nguyễn Đỗ Phương -iii- TÓM TẮT LUẬN VĂNTheo Nghị định 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10/09/2014 “về kinh doanh và điều kiện kinhdoanh vận tải bằng xe ô tô” thì dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tôvận tải hàng hoá, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Đối tượng kinh doanhvận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tôtheo tuyến cố định, bằng xe buýt, xe taxi, vận chuyển khách theo hợp đồng, khách du lịchhoặc hàng hoá. Bên cạnh đó, loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cũng đượccác cơ quan QLNN qui định cụ thể các điều kiện về kinh doanh nhằm bảo vệ người tiêu dùng,nhân viên lái xe và đảm bảo việc điều hành giao thông đô thị ở các thành phố lớn thủ đô HàNội hay TP.HCM.Tuy nhiên, cuối năm 2013, một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằngxe ô tô được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ như Uber/Grab cạnh tranh trực tiếp với các hãngtaxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun ở khu vực Hà Nội và TP.HCM, từ đó gây nên lànsóng tranh cãi giữa các bên về tính hợp pháp (luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh), lợi ích thựcsự đem lại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội của các dịch vụ taxi mớimẻ này. Tuy người tiêu dùng và các lái xe nhàn rỗi là được hưởng lợi nhiều nhất nhưng khôngkiểm soát được việc đảm bảo an toàn cho hành khách, an toàn lao động cho lái xe và đặc biệtlà không kiểm soát được số lượng xe ô tô trở thành đối tác của Uber/Grab làm phá vỡ quihoạch quản lý taxi, tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực trung tâm và sự bất bình đẳngtrong kinh doanh vận tải. Trong lúc các cơ quan quản lý địa phương Hà Nội và TP.HCM chưatìm ra giải pháp quản lý cụ thể thì UBND TP. Đà Nẵng cũng đã có công văn không chấp thuậncho Grabcar triển khai thí điểm dịch vụ này ở Đà Nẵng càng làm cho vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: