Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố Mỹ Tho

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.63 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là phân tích xem hoạt động đầu tư và kinh doanh chợ truyền thống với sự tham gia khu vực tư nhân đang gặp những trục trặc gì, dẫn đến sự thất bại trong thu hút đầu tư cải tạo chợ truyền thống trên địa bàn TP Mỹ Tho. Từ đó, Luận văn đề xuất mô hình tài chính và khung pháp lý để đảm bảo việc tư nhân hóa chợ truyền thống mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và lợi ích cho các hộ tiểu thương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tư nhân hóa chợ truyền thống nghiên cứu trường hợp thành phố Mỹ Tho BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- TRẦN NGỌC TRUNG NHÂN TƯ NHÂN HÓA CHỢ TRUYỀN THỐNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ MỸ THO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN NGỌC TRUNG NHÂN TƯ NHÂN HÓA CHỢ TRUYỀN THỐNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ MỸ THO Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. David O. Dapice Th.S. Nguyễn Xuân Thành TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các phần trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 6 năm 2014 Tác giả Trần Ngọc Trung Nhân -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn đến thầy Nguyễn Xuân Thành, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu tham khảo quan trọng, tận tâm hướng dẫn, động viên và đưa ra những lời góp ý, phê bình giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị nhân viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình theo học tại chương trình. Xin được cám ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch và thương mại tỉnh Tiền Giang; Ủy ban nhân dân TP, Phòng Kinh tế, Chi Cục thuế, Ban Quản lý chợ TP Mỹ Tho; Ủy ban nhân dân và Phòng Kinh tế các TP: Cà Mau, Sóc Trăng, Long Xuyên, Cao Lãnh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An, Công ty Cổ phần Lợi Nhân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát điều tra, phỏng vấn tại các điểm nghiên cứu, cũng như đóng góp nhiều thông tin có giá trị. Đặc biệt là nhân viên Ban Quản lý chợ và các hộ tiểu thương về sự hỗ trợ trong quá trình điều tra cho việc hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc dành cho gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Trần Ngọc Trung Nhân -iii- TÓM TẮT Hiện nay, hệ thống chợ truyền thống ở Việt Nam góp phần tích cực vào việc tiêu thụ, bán lẽ các sản phẩm sản xuất từ các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; đáp ứng tốt các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất của người dân địa phương. Góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu cho ngân sách và tạo bộ mặt kinh tế - xã hội đô thị sôi động. Tuy nhiên, do hệ thống chợ được hình thành lâu đời, cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp có nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân, nên việc đầu tư cải tạo hệ thống chợ truyền thống là nhu cầu cấp bách của mỗi địa phương. Tính đến năm 2013, số lượng chợ truyền thống trên cả nước là 8.528 chợ, thêm vào đó là tình hình kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, cho nên khả năng chi từ ngân sách nhà nước để đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống chợ truyền thống là không có khả năng đáp ứng được. Ngày 14/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, theo đó không cho đầu tư từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, để đầu tư cải tạo hệ thống chợ truyền thống này, nhiều địa phương đã định hướng bằng cách mời gọi đầu tư từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, qua khảo sát tám thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Mỹ Tho thì việc tư nhân hóa chợ truyền thống hầu như không thực hiện được. Để tìm hiểu nguyên nhân nêu trên, tác giả chọn chợ Cũ Phường 8 thành phố Mỹ Tho để nghiên cứu, đồng thời sử dụng khung phân tích thẩm định dự án để phân tích tính khả thi của dự án theo quan điểm chủ đầu tư nhằm đưa ra mức giá cho thuê quầy sạp hợp lý mà chủ đầu tư chấp nhận đầu tư với suất sinh lợi không quá cao và sử dụng khung phân tích định tính để điều tra mức sẳn lòng chi trả của các hộ tiểu thương sau khi có nhà đầu tư. Kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường là do bất cân xứng thông tin, chứ không phải là do ảnh hưởng bởi lợi ích và chi phí của hai bên. Từ nguyên nhân này tác giả đã đưa ra bốn giải pháp nhằm điều chỉnh thất bại của thị trường và làm dự án mẫu để áp dụng cho việc tư nhân hóa các chợ tiếp theo. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài không thể không có thiếu sót, rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài đi vào thực tế. Người thực hiện Trần Ngọc Trung Nhân -iv- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: