Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Số trang: 162      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 162,000 VND Tải xuống file đầy đủ (162 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thực hiện nhằm đánh giá được đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; tìm ra các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________ Lê Thị NgaĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀIĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành : Địa Lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Để luận văn được hoàn thành, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng vàchân thành cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Giáo Khoa Địa Lý trường Đại Học SưPhạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gianhọc từ 2005 – nay, để tôi có đủ kiến thức lý thuyết phục vụ cho quá trình làm luậnvăn. Đặc biệt là Thầy Giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, ngườiđã hướng dẫn chu đáo cho tác giả từ khâu đọc tài liệu, xác định đề tài, viết đề cươngnghiên cứu và sữa chữa những thiếu sót trong luận văn của tác giả. Bên cạnh đó,Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi và có nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thànhluận văn đúng thời hạn và rút ra nhiều nhận định trong nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn các Thầy Cô và các Anh, Chị Phòng Khoa học công nghệ và sauĐại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Ngô Quyền đã tạo điềukiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi có thể yên tâm hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn UBND tỉnh, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Công nghiệp, BanQuản Lý Khu công nghiệp, Cục thống kê, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đã cung cấp cho tôi các nguồn số liệu quý giá để phục vụ cho luận văn. Tác giả biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên,khích lệ để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn của mình. Do thời gian, nguồn số liệu, tài liệu và khả năng của tác giả có giới hạn nên luậnvăn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự góp ýtừ phía Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để tác giả có thể rút ra được nhiều bài học quýgiá và khắc phục trong lần nghiên cứu tiếp theo nếu tác giả có đủ điều kiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTASEAN : Các nước Đông Nam Á.APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu.CN : Công nghiệp.CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpEU : The European Union - Liên minh Châu ÂuFDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài.FTA : Hiệp định thương mại tự do.GATS : Hiệp định thương mại dịch vụ của WTO.GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nướcGNP : Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc nội.GO : Tổng giá trị sản xuấtIMF : International Moneytary Fund - Quỹ tiền tệ thế giới.KCN : Khu công nghiệp.KT – XH : Kinh tế - xã hội.NAFTA : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ.OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tếTNCs : Các công ty đa quốc gia.UBND : Ủy ban Nhân dânUNCTAD : Uỷ Ban Thương Mại và phát triển Liên Hợp QuốcWTO : Tổ chức thương mại thế giớiWB : World Bank - Ngân hàng thế giới. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướngphát triển tất yếu trong lịch sử nhân loại. Khi xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnhcả về quy mô lẫn tốc độ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai tròcủa đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dấu hiệu phê chuẩn của thịtrường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước, là độnglực để có thể tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phát triển quan hệ quốc tế ở nhiềulĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, ngoại giao. Đầu tư trực tiếp nước ngoàiđồng thời trở thành công cụ sắc bén cho phát triển và hội nhập toàn cầu, mở rộng thịtrường, cắt giảm chi phí tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của các quốc gia. Thật vậy, sức mạnh của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lên nền kinhtế Việt Nam đang thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài giúp các tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng lực quản lývà tăng năng suất lao động, phát triển công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạoviệc làm, nâng cao mức sống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: