Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận đưa ra cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động trồng và chế biến điều tại tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình ThuậnTHƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOVIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Hoàng Hải Ngọc TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH THUẬNChuyên ngành: Địa lý họcMã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài luận văn “Tổ chức lãnh thổ trồngvà chế biến điều ở Bình Thuận” của em được hoàn thành. Em xin được bày tỏ lòng kínhtrọng và tri ân sâu sắc đến:  Tất cả các Thầy Cô phụ trách khóa học, các Thầy Cô trong Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt khóa học.  Thầy PGS.TS. Phạm Xuân Hậu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm và hoàn thành Luận văn Cao học.  Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Cùng lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đãcó nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoànthành tốt khóa học và Đề tài nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2010 Tác giả Luận văn Phạm Hoàng Hải Ngọc MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Điều là loại cây trồng có nhiều công dụng, có giá trị kinh tế cao, không chỉ là nguồnthực phẩm cung cấp cho con người mà còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chếbiến. Cây điều là cây nhiệt đới, nguồn gốc ở Brazil. Người Bồ Đào Nha là những người đầutiên đưa cây điều từ Brazil tới châu Á và châu Phi. Ngày nay trên thế giới cây điều đã đượctrồng trên một vùng rộng lớn trong phạm vi từ vĩ tuyến 300 Nam đến 300 Bắc và trở thànhmột cây có giá trị kinh tế lớn. Những nước trồng điều nhiều là Ấn Độ, Brazil, Mozambique,Tanzania, Kenya. Cây điều được du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVIII, ban đầu được trồng phân tántrong các vườn hộ gia đình và đồn điền. Sau năm 1975, cây điều được chọn là cây trồng phủxanh đất trống đồi trọc kết hợp lấy hạt, trái. Từ năm 1980 trở đi, cây điều được quan tâm mởrộng diện tích trồng theo hướng thu hoạch hạt phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Ngày nay, ởViệt Nam các tỉnh có diện tích trồng điều lớn là Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, BìnhThuận… Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng được thiênnhiên ưu đãi cho cây điều phát triển với quy mô lớn. Nhiều năm nay, ngành trồng và chếbiến điều đã đóng góp đáng kể trong thu nhập kinh tế quốc dân của các địa phương và tỉnh.Mặc dù hiện nay nhu cầu sản phẩm và thị trường tiêu thụ điều trong và ngoài nước là rất lớnnhưng việc sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêngvẫn chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng của nó, đặc biệt là sự kết hợp giữatrồng và chế biến điều còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chưa hình thànhmột cơ chế thống nhất, tính chất liên kết chưa được đảm bảo giữa nhà máy chế biến và vùngnguyên liệu, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, cần phải xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất hợp lý có sự kết hợp giữavùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến nhằm phát huy lợi thế của địa phương. Là người concủa địa phương, tôi chọn đề tài: “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận”làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhỏ bé của mình giải quyết những vấn đề cụ thể, đưangành phát triển đạt hiệu quả cao hơn. 2.Mục đích -Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ các ngành sản xuất nôngnghiệp (trồng và chế biến sản phẩm nông nghiệp). -Phân tích hiện trạng phát triển ngành trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều, mốiquan hệ và hiệu quả của ngành tại tỉnh Bình Thuận . -Đề xuất định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến điều nhằmđem lại hiệu quả cao hơn tại tỉnh Bình Thuận. 3.Nhiệm vụ -Sưu tầm tư liệu về tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế, tập trung chủ yếu vào việctrồng và chế biến sản phẩm từ cây điều ở Bình Thuận. -Phân tích cụ thể về tình hình trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều, mối quan hệ củachúng và hiệu quả đạt được từ cây điều ở Bình Thuận. -Xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ hợp lý và đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quảngành sản xuất điều ở tỉnh Bình Thuận. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: tình hình trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều và mối quanhệ giữa trồng và chế biến điều ở Bình Thuận. -Phạm vi nghiên cứu: địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các khu vực trồng điều và các cơsở chế biến điều ở Bình Thuận. 5. Những công trình nghiên cứu có liên quan -Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông sản cũng như kết hợp nông – công nghiệp đãđược nghiên cứu từ lâu và đi vào thực tiễn sản xuất của nhiều nước trên thế giới. Ở ViệtNam, mô hình kết hợp nông – công nghiệp đã được nghiên cứu cả về mặt lí luận lẫn thựctiễn. -Với sự chú trọng quan tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước đã có nhiều đềtài, dự án, hội thảo nghiên cứu phát triển cây điều: + Đề tài “Xây dựng mô hình thâm canh cây điều ghép trên vùng đất cát đỏ BìnhThuận” – KS.Tô Quang Bình – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bình Thuận + Dự án cây điều VIE 85/005 – Bình Thuận (1986 – 1992) + Báo cáo “Kĩ thuật trồng và thâm canh cây điều” – Sở Nông nghiệp Phát triển Nôngthôn Bình Thuận Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: