Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 760.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học sau đây bao gồm những nội dung về Văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay; một số vấn đề về Lỗ Tấn và thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn; giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT dưới góc nhìn của thi pháp học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖTẤN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thư chúc mừng gửi các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cả nước nhândịp khai giảng năm học mới 2003-2004, chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ thị :“các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể đồng bàođồng chí quan tâm chăm lo hơn nữa sự nghịêp phát triển giáo dục, dành những điểukiện tốt nhất cho việc học tập rèn luyện, phấn đấu cuả con em chúng ta” ( dẫn theobáo Tuổi Trẻ, ngày 1/ 9/2003 ). Chỉ thị cuả chủ tịch nước đã cho thấy sự quan tâmsâu sắc đến sự nghiệp giáo dục cuả Đảng và nhà nước ta. Trong bối cảnh ấy, việcdạy học nói chung, dạy Văn nói riêng trong nhà trường THPT đang diễn ra vớinhững điều kiện thuận lợi như vậy. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác , văn chương là hoạt động cuả conngười nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo qui luật cuả cái đẹp” (Mác). Trong dạy họcVăn, giáo viên là chiếc cầu nối không thể thiếu để học sinh đến được với những giátrị đích thực cuả tác phẩm văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sưphạm cuả mình, người thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, khơi gợisự hứng thú và niềm yêu mến văn chương ở các em. Và cũng chính từ đây, các emsẽ lớn dần lên qua những giờ dạy Van hiệu quả ấy, bởi nói như Arixtốt “văn họcnghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người”, khiến con ngườilớn lên Quan điểm giáo dục cuả chúng ta là giáo dục toàn diện nhằm nâng cao vănthể, mĩ ở mỗi con người. Môn văn học trong nhà trường cũng không nằm ngoàihướng đi ấy bằng việc cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng thể về Văn họcViệt Nam và Văn học nước ngoài. Trong quan hệ rộng mở đón chào những tinh hoa Văn học nước ngoài, Lỗ Tấnlà một trong những nhà văn ngoại quốc được trân trọng, yêu mến , đồng cảm và họchỏi nhiều nhất ở Việt Nam. Ông là một nhà văn vĩ đại, chiến đấu không mệt mỏicho sự nghiệp của dân tộc, một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục có uy tín, một nhànghiên cứu dịch thuật góp nhiều công lao cho nền văn học hiện thực mới. Tác phẩmcuả ông luôn giúp ta khám phá ra những ý nghiã tích cực, đằm thắm, nồng nàntrong tình yêu thương và sự căm giận. Bởi thế văn chương Lỗ Tấn sống mãi trongnhịp đập trái tim của mọi dân tộc có cùng hướng đi. Có thể nói, di sản văn chương Lỗ Tấn để lại có một tầm vóc khổng lồ, baogồm rất nhiểu thể loại khác nhau : tạp văn, kịch, thơ, truyện. Nhưng có lẽ đậm đà vàthể hiện rõ phong cách, tư tưởng, tài năng và mục đích sáng tác cuả ông hơn cả làmảng truyện ngán . Ở thể loại này, dù dung lượng nhỏ, ít lời nhưng dồn nén, chấtchứa bao suy tư trăn trở của nhà văn trên hành trình tìm đường cho dân tộc TrungHoa đang héo úa, lụi tàn dưới sức nặng 4000 năm lịch sử cuả ý thức hệ phong kiến. Thiết nghĩ, việc đưa truyện ngan cuả Lỗ Tấn vào giảng dạy ở phổ thông là cầnthiết bởi những tác phẩm cuả ông không chỉ có giá trị cao về mặt nột dung và nghệthuật, mà còn vì tác giả của chúng là một tấm gương sáng cho lòng trung thành thuỷchung với dân tộc Trung Hoa, một gương mặt tiêu biểu đại diện cho một thời đạithăng trầm trăn trở và vươn lên. Thực tế cho thấy ở phổ thông khi giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tácphẩm Lỗ Tấn nói riêng, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường như trong chươngtrình,Văn học nước ngoài vẫn còn là vùng đất thiêng với cả giáo viên và học sinh.Phải chăng sự cách biệt về văn hoá, về ngôn ngữ là một rào cản khiến Văn học nướcngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ thông? Có thể nói, giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nóiriêng trong nhà trường không phải là một công việc đơn giản. Dạy thế nào cho hay,cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần . Dạy Van trong nhà trường có những yêucầu và nhiệm vụ khắt khe riêng, bởi văn học vừa là một khoa học , đồng thời cũnglà bộ môn nghệ thuật đầy phức tạp. Thêm vào đó, cảm thụ và giảng dạy tốt nhữngtác phẩm cuả Lỗ Tấn cũng không đơn giản chút nào bởi những truyện ngắn cuả ôngđược sáng tác dưới góc nhìn cuả một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà giáo,nhà văn, trong một bối cảnh đầy biến động cuả đất nước Trung Hoa, nên có nhữngđiều không phải một sớm một chiều chúng ta có thể giải mã hết được. Ơ trường phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể loại truyện ngắn nênviệc giảng dạy sao cho thành công là điều hết sức cần thiết. Nó có tác dụng nângcao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: